Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

SỰ THA THỨ - CHÚA NHẬT TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A 17-9-2017



Điểm đặc biệt trong đời sống Kitô hữu là mỗi người được Lời Chúa trong Chúa Nhật 24 nhắc nhở rõ ràng là sự tha thứ cho nhau. Bài đọc thứ nhất trích từ sách Huấn Ca (Hc 27,33-28,9), loan báo trước giáo huấn của Chúa Giêsu trong Phúc Âm, giáo huấn về sự tha thứ cho những lỗi phạm của anh em: "Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".
Bài Phúc Âm thánh Mátthêu cho chúng ta biết sự tha thứ cho anh em được Chúa nói rõ ràng trong câu trả lời cho Thánh Phêrô đến hỏi Chúa: "Tôi phải tha thứ bao nhiêu lần, đến bảy lần chăng?". Phêrô đến với Chúa bằng một tâm thức câu nệ hình thức, tâm thức của luật dân Chúa đang tuân giữ và ông nghĩ rằng, tha thứ đến bảy lần là đã làm trọn luật Chúa dạy. Noi gương của Thiên Chúa như đã được kể lại trong sách Cách Ngôn: "Thiên Chúa luôn tha thứ cho người công chính bảy lần" (Cn 24,16). Tha thứ bảy lần là tha thứ có giới hạn, nhưng Chúa Giêsu đã trả lời không phải bảy lần mà là bảy mươi lần bảy. Cách nói bảy mươi lần bảy cũng là cách nói được dùng trong sách Sáng Thế Ký (x. St 4, 24), có nghĩa là tha thứ luôn luôn, không có giới hạn, không có tính toán.
Đoạn Phúc Âm thánh Mátthêu được trích lại nằm trong toàn bộ chương XVIII nói về những đặc điểm nếp sống mới của những đồ đệ Chúa Kitô, và nền tảng cho nếp sống mới là căn cứ theo mẫu gương của Thiên Chúa Cha: "Chúng con hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành" (Mt5,48). Mỗi một thái độ sống của người đồ đệ Chúa đều được Chúa qui hướng về việc bắt chước theo mẫu gương của Thiên Chúa Cha.

Chính vì thếđể làm ni bt khía cnh đặc đim tha th cho anh em, Chúa Giêsu đã k mt d ngôn để din t thái độ ca Thiên Chúa Cha như ông ch tha th cho người tôi t vì tình thương hơn là chính người tôi t tha th cho bn ca mình, vy chúng ta cũng phi luôn luôn tha th cho anh em mình, cho nhng người xúc phm hay làm tn thương đến chúng ta bng cách này hay cách khác.
Đặc điểm thứ hai cần lưu ý là mối liên quan giữa nếp sống Kitô và lời cầu nguyện. Điều này được nhắc đến trong bài đọc thứ nhất, đó là sự liên kết giữa cuộc sống hàng ngày và đời sống cầu nguyện, vì tha thứ cho kẻ làm hại đến mình thì con người sẽ được tha thứ như vậy. Không thể không có tha thứ đích thực nếu không tuân giữ luật Chúa dạy. Các tiên tri nhiều lần đã lên tiếng cảnh cáo những thái độ sống giả hình, đó là dâng lễ vật lên Thiên Chúa mà vẫn hà hiếp, áp bức anh chị em xung quanh: "Thiên Chúa muốn tình thương hơn là lễ vật" (Mt12,7). Và: "Khi các con đến dâng của lễ mà nhớ có điều gì bất bình với anh em thì hãy bỏ của lễ lại mà đi làm hòa với anh em con trước đã, rồi hãy đến dâng lễ vật" (Mt5,23-24). Giáo huấn này được Chúa Giêsu nhấn mạnh hơn nữa khi Ngài đưa nó vào lời kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy cho các Tông Đồ: "Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".

Tha thứ là một điều rất dễ nói nhưng lại rất khó thực hành. Vào thời hậu thế chiến thứ hai bên Âu Châu, cô Coritanbum, người sống sót từ trại tập trung Đức Quốc Xã đã đi khắp nơi để giảng thuyết về sự tha thứ và hòa giải. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, gia đình của cô Coritanbum sinh sống ở Amsterdam, Hòa Lan, sống nhờ cửa tiệm làm và bán đồng hồ. Khi quân đội Đức Quốc Xã chiếm Hòa Lan thì gia đình cô dấn thân trợ giúp người Do Thái, và hậu quả là có người chỉ điểm làm cho toàn gia đình cô bị bắt vào trại tập trung, chỉ còn lại một mình cô sống sót tại trại tập trung mà thôi.
Sau thế chiến thứ hai, cô đi khắp nơi bên Âu Châu để giảng thuyết về sự tha thứ và hòa giải. Một hôm sau buổi thuyết trình tại Munich, Miền Nam nước Đức, một người đứng lên cám ơn cô về bài thuyết trình thật hay, nhưng cô chết điếng người khi nhận ra người đàn ông sắp đưa tay ra bắt lấy cô chính là người lính Đức Quốc Xã trước kia canh trại tập trung, đã giam giữ cô và gia đình. Cô bỗng chốc nhớ lại tất cả những hành động bỉ ổi của người lính đã xúc phạm đến con người, nhất là phẩm giá của những nữ tù nhân trong trại mà anh lính này đã làm trước mắt cô ngày trước. Cô Coritanbum lúng túng không kịp đưa tay ra bắt lấy tay người đã hành hạ mình, và lúc đó cô mới hiểu thấm thía nói dễ nhưng làm khó. Chính lúc bấy giờ cô khám phá ra mình cũng chưa thật sự tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình trước đây.
Kinh nghiệm của cô Coritanbum cũng chính là kinh nghiệm của mỗi người chúng ta hôm nay, dù hình thức có thể khác đi nhưng tựu trung nội dung vẫn giống nhau. Khi nói về sự tha thứ, thường thì khuyên kẻ khác tha thứ rất dễ, nhưng khi trực tiếp đối diện với kẻ xúc phạm đến mình, phải thực hành một việc tha thứ cách cụ thể cho người đang đứng trước mặt mình thì quả thật khó khăn vô cùng. Có thể chúng ta cũng không vượt qua được về những cảm xúc đó như cô Coritanbum. Ông Alexandre Box đã có lần nói: "Lầm lỗi là chuyện thường tình của con người, nhưng tha thứ phải là chuyện của Thiên Chúa". Cần có sức mạnh của Thiên Chúa chúng ta mới có thể tha thứ cho nhau được.
Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy rõ vấn đề, không phải chỉ giữ luật tha thứ như Phêrô nghĩ là tha thứ đến bảy lần, vì luật Môisen chỉ dạy tha thứ có bảy lần mà thôi, nhưng hệ ở chỗ là tâm hồn luôn luôn tràn đầy tình yêu thương để tha thứ cho anh em mình. Tha thứ đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ luôn luôn, chúng ta cần phải có tâm hồn như Chúa, tha thứ như Chúa, không tính toán số lượng, số lần theo luật định, nhưng phải với tâm hồn đã được ơn Chúa biến đổi là tha thứ vô hạn định.
Xin Chúa đến với chúng con ngày hôm nay trong Bí Tích Thánh Thể, đặc biệt khi chúng con rước Chúa vào tâm hồn, chúng con xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng con được trở nên giống như Chúa, tâm hồn tràn đầy tình thương của Chúa để chúng con tha thứ cho tha nhân như Chúa, xin Chúa gìn giữ mỗi người chúng con trong đức tin mà chúng con tuyên xưng qua Kinh Tin Kính.

Nguồn: http://general.cddmmtanaheim.org/?p=10043
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Phúc cho anh em là những người nghèo - SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN 23 TN 13-9-2017



20 Bấy giờ, Đức Giê-su dừng lại ở một chỗ đất bằng. Nơi đây có đông đảo dân chúng tìm đến với Người. Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói :

"Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó,
vì Nước Thiên Chúa là của anh em.
21 "Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói,
vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng.
"Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc,
vì anh em sẽ được vui cười.

22 "Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. 23 Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.

24 "Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi.

25 "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. "Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than.

26 "Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế."

Suy Niệm

Một học sinh nghèo trả lại chiếc bóp lượm được.
Một giáo viên kiên trì theo đuổi nghề giáo.
 Một cán bộ về hưu trong cảnh thanh bạch.
 Một bạn nữ bỏ chỗ làm có thu nhập cao…
Một nhân viên từ chối những đồng tiền hối lộ.
Giữa cuộc sống khó khăn,
 vẫn có bao người không bị mê hoặc bởi bạc tiền.
 Họ chọn sống trong cảnh nghèo,
 lam lũ hơn, nhưng vui hơn và thanh thản hơn.
 Vẫn có bao người nếm được mối phúc của Tin Mừng:
“Phúc cho anh em là những người nghèo khó,
 Vì Nước Trời là của anh em”.

Người đời thường coi hạnh phúc bắt nguồn
 từ giàu sang, no đủ, từ danh thơm tiếng tốt.
Đức Giêsu đưa chúng ta đi vào một thế giới khác,
 với lối đánh giá khác, làm chúng ta ngỡ ngàng.
 Ngài cho các môn đệ của Ngài biết rằng:
 họ là những người có phúc,
 khi phải chịu nghèo đói, đau khổ, bách hại vì Ngài.
 Nước Trời đã thuộc về họ từ đây,
 và hạnh phúc sẽ trọn vẹn trong ngày sau hết.

Đức Giêsu đã sống những mối phúc trước chúng ta.
 Ngài là một người thợ thủ công nghèo,
 Ngài biết đến sự dày vò của cơn đói,
 Ngài đã từng nhỏ lệ trước thành Giêrusalem,
 và đã chịu mọi khổ hình cho đến chết.
 Nhưng Đức Giêsu là con người hạnh phúc,
 vì biết mình luôn sống cho Cha và con người.
 Chúng ta cần có kinh nghiệm của Đức Giêsu:
 Nghèo của cải mà thật giàu Nước Thiên Chúa.

Đức Giêsu chúc phúc cho những môn đệ nghèo của Ngài,
 nhưng Ngài không ca ngợi sự bần cùng, lạc hậu.
 Cả cuộc đời Ngài là một hành vi cúi xuống
để nâng dậy những ai nghèo sức khoẻ, nghèo niềm vui.
 Hôm nay Ngài muốn chúng ta
đến với khu lao động, với lớp học tình thương,
 xóa đi cái nghèo tri thức, nghèo những ước mơ cao cả.
Sự no đủ và niềm vui phải bắt đầu từ đời này.
Ước gì chúng ta sống như Đức Kitô,
 tự nguyện trở nên nghèo hơn
để làm giàu cho người khác (2 Cr 8,9).



Cầu Nguyện

 Lạy Chúa,
xin cho con nhìn thấy những người nghèo
ở quanh con, ở trong gia đình con,
đang cần đến con.

Bất cứ ai cần đến con đều là người nghèo,
 xin cho con thấy Chúa trong họ.

Dần dần con hiểu rằng
 cả người giàu cũng nghèo,
 nghèo vì cần thấy đời họ có ý nghĩa.

Dần dần con chấp nhận rằng
 cả bản thân mình cũng nghèo
 và cần đến người khác.

Lắm khi con cần một nụ cười, một ánh mắt,
 một lời thăm hỏi đỡ nâng.

Cám ơn Chúa vì đã dựng nên chúng con
 ai cũng nghèo về một mặt nào đó,
 ai cũng cần đến người khác.
 Như thế là chúng con được mời gọi sống cho nhau,
 làm cho nhau thêm giàu có.

Cám ơn Chúa vì Chúa cũng nghèo,
 vì Chúa rất cần đến chúng con
để hoàn thành công trình cứu độ.

Xin cho con khiêm tốn nhận mình nghèo
để nhận lãnh,
 can đảm nhận mình giàu
để hiến trao. Amen.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẦU NGUYỆN - SUY NIỆM LỜI CHÚA NGÀY THỨ BA 12-9-2017


Thứ Ba tuần XXIII TN, Lc 6, 12-19
Cầu nguyện thực là quan trọng. Nhờ cầu nguyện chúng ta được thần khí và sức sống của Thiên Chúa nuôi dưỡng tâm linh, được sự khôn ngoan của Người hướng dẫn; qua cầu nguyện, thánh ý Thiên Chúa được tỏ lộ, đồng thời chúng ta nhận được sức mạnh và ân sủng giúp ta can đảm thực thi thánh ý của Người trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, khi mà xã hội khoa học vật chất tiến bộ, thì niềm tin con người vào ‘Đấng trên cao’ dường như bị giảm sút.
Cầu nguyện là một nhu cầu thiết yếu của đời sống con người. Nếu sách giáo lý công giáo định nghĩa: “Cầu nguyện là trò chuyện thân mật với Thiên Chúa”, thì Thánh kinh cho chúng ta thấy từ thuở hồng hoang, con người đã biết cầu nguyện. Sách Sáng thế ký kể lại rằng: Ngày ấy, vào những buổi chiều tà Thiên Chúa thường dạo cùng Adam để trò chuyện (St,3,8). Dù thuộc tín ngưỡng nào, tự bản thân, con người vẫn ý thức thân phận mỏng dòn, giới hạn và thấy rằng mình cần cầu nguyện.
Vì vậy mà con người đã có rất nhiều sáng kiến để bày tỏ lòng tôn sùng của mình với ‘Đấng ở trên cao’. Và đã có rất nhiều hình thức cầu nguyện trở thành lễ hội văn hóa của con người.
Chúa Giê-su không muốn một mình rao giảng Tin Mừng, nhưng muốn có các cộng sự viên cùng hợp tác với mình. Chọn các tông đồ là điều quan trọng, việc sống còn để tiếp tục công trình cứu độ trên trần gian trong kế hoạch của Chúa Cha. Vì lẽ đó, Chúa đã cầu nguyện suốt đêm trước ngày chọn các tông đồ. Vị Thiên-Chúa-làm-người đã phải thức suốt đêm cầu nguyện cho thấy ưu tư lớn lao của Ngài trong việc chọn các cộng sự viên, cũng như tầm quan trọng của việc loan báo Tin Mừng. Chọn lựa chính xác, loại bỏ những suy đoán đầy cảm tính, thiên vị, là điều không dễ dàng chút nào, đòi hỏi sự can đảm, mạo hiểm và cả đến sự từ bỏ ý riêng cũng như những toan tính vụ lợi về sau. Cầu nguyện sẽ giúp ta nhận ra ý muốn của Thiên Chúa để thi hành.
Thánh kinh trình bày cho chúng ta Chúa Giêsu là một con người luôn luôn cầu nguyện, cho dù bận rộn, vất vả suốt ngày với đám đông trong hành trình rao giảng và chữa lành. Ngài là mẫu gương cầu nguyện cho người tín hữu chúng ta. Ngài cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt Ngài thường lên núi cao hoặc lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện (x. Mc 1,15; 6,46; Lc 5,16; 6,12; Ga 6,15); điều đó cho thấy được Ngài là con rất mực hiếu thảo của Chúa Cha, luôn gắn bó mật thiết với Cha, trò chuyện cùng Cha, hỏi ý kiến Cha trong mọi quyết định của Người.
Trình thuật Tin Mừng hôm nay kể lại Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn 12 Tông đồ, những con người sẽ sát cánh bên Ngài trong sứ vụ loan báo Tin mừng nước trời, cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của biến cố. Thật vậy, vì chính cộng đoàn 12 tông đồ này sẽ là hạt nhân của Giáo hội Người xây dựng giữa trần gian, là ‘cột trụ, là nền móng của thành thánh Giêrusalem trên trời, là những chứng nhân loan báo Tin mừng cứu độ cho mọi người.
Trang Tin mừng hôm nay nhắc nhớ chúng ta noi gương Chúa Giêsu trong việc cầu nguyện. Chúng ta hãy sống gắn bó với Thiên Chúa nhiều hơn, đặc biệt khi cần quyết định, khi có những sự việc quan trọng phải lựa chọn, và trong tất cả những biến cố vui buồn của cuộc sống. Chớ gì chúng ta biết đến với Thiên Chúa như một người Cha đầy yêu thương, như một người Thầy khôn ngoan thượng trí, như một người Bạn luôn sẵn sàng chia sẻ, để kín múc nghị lực và sức sống của Người cho mỗi ngày, để mỗi ngày sống của chúng ta được ngập tràn tình yêu ân sủng Chúa và nên hoàn trọn theo thánh ý của Người.
Người ta tin vào sức mạnh của đồng tiền, của quyền lực vốn dĩ rất chóng qua. Với nếp sống công nghiệp, đô thị hóa, con người, nhất là người trẻ thường nại vào cớ bận rộn không có thời gian để cầu nguyện, họ chủ trương: “có thực mới vực được đạo” để tránh cầu nguyện, để thoái thác bổn phận phụng thờ Thiên Chúa. Hậu quả là các bậc cha mẹ trẻ không còn biết cầu nguyện cho nên không thể làm gương hoặc dạy con cái biết cầu nguyện, dẫn đến việc suy thoái trong đời sống đức tin, nhà thờ và gia đình tách rời nhau. Họ dễ phó mặc đời sống đức tin của con em cho ‘nhà xứ’ và không quan tâm đến việc giáo dục đức tin cho con em. Họ lo cho con cái có những kiến thức khoa học đời nhiều hơn là khoa học thánh. Việc giáo dục đức tin được xếp vào hàng thứ yếu. Thậm chí có những bậc cha mẹ không thèm đếm xỉa gì đến việc lo cho con em có đời sống đức tin. Bởi vì chính bản thân họ cũng không còn đức tin.

Cha mẹ không cầu nguyện, cũng không dạy cho con cái biết cầu nguyện, từ đó, dẫn đến tình trạng con người trống rỗng về đời sống tâm linh, các giá trị về luân lý đạo đức bị tuột dốc, con người tôn thờ vật chất, tin vào vật chất, cố gắng sao để hưởng thụ vật chất cho nhiều, đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa và những giáo huấn của Người dẫn đến biết bao điều xấu xa tệ nạn xảy ra trên hành tinh này, nơi thế giới, trong xã hội: môi trường suy thoái, chiến tranh, kỳ thị, ly dị, phá thai…
Chúa Giêsu đã gọi tên những kẻ Ngài muốn. Từ thuở đời đời, Thiên Chúa đã yêu thương và kêu gọi chúng ta, kéo chúng ta ra khỏi hư vô để làm người, làm con Chúa và được cùng chia sẻ hạnh phúc với Người. Mỗi người chúng ta là một chương trình hoạch định của Thiên Chúa để được hạnh phúc và Ngài ban ơn để chúng ta thực hiện chương trình đó. Đó là mục đích của đời người. Vì vậy, Kitô hữu chúng ta đừng lãng quên Thiên Chúa, đừng tách mình ra khỏi tình yêu và sức sống của Người để cuộc đời bớt mù tối, bớt khổ đau. Đồng thời đáp lại tiếng Chúa mời gọi, Kitô hữu chúng ta sẽ trở thành những chứng nhân tình yêu tiếp nối sứ vụ của Đức Kitô (cc. 17-19), xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho con người.
Chúa đã nói: “Không có thầy các con không thể làm chi được”, xin cho mỗi người chúng ta biết siêng năng cầu nguyện, biết đặt niềm tin tưởng ở nơi Chúa hơn là nơi vật chất, nơi người đời. Chúa luôn ở bên mỗi người chúngta, lắng nghe tiếng của ta và ta sẵn sàng đáp trả miễn là tâm hồn ta có đủ tĩnh lặng để nghe tiếng Chúa. Vì thế ta có thể cầu nguyện mọi lúc, mọi nơi, trên đường đi, trong công sở, hay lúc nghỉ ngơi. Chớ gì ta cảm nghiệm được tình yêu Chúa luôn trải rộng và thấm nhuận cuộc đời ta để ta chỉ sống và đền đáp ân huệ cũng như tình yêu Chúa đã dành cho ta.
Huệ Minh
Nguồn: http://giaoxutanviet.com/y-nghia-cua-viec-cau-nguyen/
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

HÃY YÊU THƯƠNG – ĐỪNG VỤ LUẬT - LỜI CHÚA NGÀY THỨ HAI TUẦN XXIII TN 11-9-2017


Th Hai tun XXIII TN  , Lc 6, 6-11

 Đức Giêsu là người Do-thái, hn là Người biết rt rõ v l lut nơi người Do-thái, lut ngày sabát là lut bt di bt dch, là lut ct nghĩa rt c th và rõ ràng, và là lut th ba ca Thp Gii. Hn nhiên mt người biết cân nhc s nói vi người khô bại tay: Này anh, ngày mai anh hãy đến gp tôi, tôi s cha anh cho khi, điu đó chng mt lòng ai, và cũng được vic, nhưng Đức Giêsu đã không làm điu đó. Trái li, nhân cơ hi này, Người dy cho chúng ta cách hành x trong cuc sng.
Nhng người Pharisiêu trong đon Tin mng h vn biết yêu thương người khác, h vn biết cha lành cho người bnh là điu nên làm do bn tính thin trong con người h nhưng h gp phi gii lut gi ngày sabat và h đã t chi thi th tình yêu trong ngày sabat. Như vy con người h không được thng nht và h mt bình an.
Còn Chúa Giêsu thì khác hn, Người đến không phi để hủy b l lut nhưng Người kin toàn nó bng gii lut yêu thương. Nếu không có tình yêu thương thì vic gi l lut như mt cái xác không hn. Cách tuân gi l lut trên hết là tôn vinh Thiên Chúa. Tôn vinh Thiên Chúa thì có nhiu cách mà yêu thương tha nhân là mt cách xng hp.
Chúa Giêsu đã đến và đưa con người tr li cái ct lõi ca đạo. Tin Mng hôm nay ghi li mt n lc ca Chúa Giêsu nhm nhc nh cho người Do thái v cái ct lõi ca đạo được th hin qua l lut. Mt trong nhng khon quan trng ca l lut chính là ngày Hưu l. Chúa Giêsu đã không đến để hy b, nhưng để kin toàn l lut, và kin toàn l lut chính là mc cho tinh thn và ý nghĩa ca yêu thương; không có tình thương, l lut ch còn là mt cái xác không hn.
Như vy, kin toàn lut gi ngày Hưu l chính là biến ngày đó thành ngày tôn vinh Thiên Chúa, và không gì đúng đắn và xng hp hơn để tôn vinh Thiên Chúa trong ngày Hưu l cho bng th hin tình thương đối vi tha nhân. Chính trong ý nghĩa y mà Chúa Giêsu đã cha lành mt người có bàn tay khô bi trong ngày Hưu l. L lut là mt th hin ý mun ca Thiên Chúa, và ý mun ca Chúa không gì khác hơn là con người được sng, và sng di dào, sung mãn chính là sng yêu thương. Như vy chu toàn l lut trước tiên là sng yêu thương.
Theo nhng người lut sĩ và bit phái thì ngày Sabat là ngày ngh không làm gì cả”. Tuy h có chp thun mt s vic được làm trong ngày Sabat nhưng phi tùy trường hp nào đó rt c th, thì con người mi được phép làm.
Nếu như thế, thì người lut sĩ và bit phái quá câu n vào vic tuân gi lut ngày Sabat, nên quên mc đích ca ngày y là nhm li ích cho con người. S dĩ có ngày Sabat là để giúp dân chúng có nhiu thi gian th phượng Chúa. Điu đó cũng là để giúp dân chúng có nhiu thi gian th phượng Chúa. Điu đó cũng là để mang li li ích cho h mà thôi.
Người lut sĩ và bit phái quá chú tâm vào vic gi lut đến ni quên mt l lut đặt ra ch vì li ích cho con người. Yếu t con người mi là quan trng, là ch cht, là mc đích để hướng ti.
L ngh ca đạo Do Thái là ngày Sabat, l ngh ca người Công Giáo là ngày Chúa Nht. Chúa mun chúng ta thánh hóa ngày Chúa Nht bng cách tham d Thánh L, hc hi giáo lý, suy nim Li Chúa, làm vic tông đồ, thc hành bác ái và ngh ngơi dưỡng sc.
Như vy, ngày Chúa Nht ct để tôi luyn lòng trí chúng ta đến tâm  tình mến Chúa và lòng yêu thương con người. Cho nên, nếu có tr ngi cho đức bác ái yêu thương thì lut buc ngh l cũng phi nhượng b cho tình thương y.
Nguyên tc nn tng: Làm lành tránh dữ”. Vì thế Người gi anh bi tay và nói: Anh tri dy, ra đứng gia đây! Người y lin tri dy và đứng đó. Đức Giêsu cht vn h: Tôi xin hi các ông: ngày Sabát, được phép làm điu lành hay điu d, cu mng người hay hủy dit? Vì thế không ai được nhân danh l lut để tr chi làm điu lành trong ngày sabát.
Và ri Tin Mng là để phc v s sng. Đây là lý do ti sao Đức Giêsu không cân nhc hn người bi tay để hôm sau s cha anh khi. Vì ngày sabát Người có thói quen lên hi đường, để đọc sách Thánh, để được rao ging Tin mng. Như thế Tin mng ca Người s chết, ngày sabát s vô nghĩa nếu như sau li rao ging ca Người, mà Người vn vô tâm đi qua mt con người đang đau kh ngi trước mt, và không chnh lòng trước ni thng kh ca anh em. Vâng, không th được, Tin mng Người là Tin vui, Tin mng là để mang li s sng, mt s sng hoàn ho, và ngày sabát thc s phi là ngày phc v Nim vui hân hoan và s sng. Chính vì thế, không mt chút đn đo, s hãi, Người nói vi người có tay khô bi: Anh giơ tay ra! Anh y làm như vy và tay anh lin tr li bình thường.
Phaolô tìm mi cách để chu toàn s v được trao phó: Ngài nói: Chính vì mc đích y mà tôi phi vt v chiến đấu, nh sc lc ca Người hot động mnh m trong tôi Tôi vui mng được chu đau kh vì anh em. Nhng gian nan th thách Đức Kitô còn phi chu, tôi xin mang ly vào thân cho đủ mc, vì li ích cho thân th Người là Hi Thánh.
Mt cách nào đó, Đức Giêsu vì con người Ngài sn sàng vi phm lut, thì người môn đệ, chúng ta cũng vì li ich cho thân th Người là Hi Thánh, chúng ta cũng được mi gi dn thân. Hình nh thánh Phaolô trong bài đọc mt chúng ta thy rõ điu đó.
Vì Hi Thánh, Phaolô tr nên người phc v Tin mng, vi ngài Ngài rao ging Tin Mng mi nơi và trong mt lúc: trong hi đường, ngoài ph ch, trong khám đường, khi đối cht rao ging dù thun tin hay không thun tin.
Giúp đỡ mi tín hu để h càng ngày càng tr nên hoàn thin trong Đức Kitô: không ch bng lòng vi vic thiết lp các cng đoàn, Ngài vn tr li để thăm viếng khi có dp, và viết thư để dy d và khuyên bo mi người.
Ly tình thương và sc mnh ca Thiên Chúa để vượt qua mi tranh chp và ích k cá nhân; để gìn gi s hip nht trong Giáo Hi.


Hu Minh
Nguồn: http://giaoxutanviet.com/hay-yeu-thuong-dung-vu-luat/
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường