Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

CHÚA NHẤT QUYẾT LÊN ĐƯỜNG - SUY NIỆM CN XIII TN C 26.6.2016




X Lời Chúa: (Lc 9,51-62)
51 Khi đã tới ngày Ðức Giêsu được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giêrusalem. 52 Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Samari để chuẩn bị cho Người đến. 53 Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giêrusalem. 54 Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Giacôbê và ông Gioan nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng nó không?" 55 Nhưng Ðức Giêsu quay lại quở mắng các ông. 56 Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
57 Thầy trò còn đang đi trên đường, thì có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo". 58 Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu".
59 Ðức Giêsu nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi !" Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã".60 Ðức Giêsu bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Ðại Thiên Chúa".
61 Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã". 62 Ðức Giêsu bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa".


X Suy Niệm
Ðời là một con đường: đường đời.
Sống là bước vào một cuộc hành trình tiến về phía trước,
để đến nơi mình được thu hút, mời gọi.
Nhưng đường đời không luôn luôn bằng phẳng.
có những dốc cao làm chúng ta ngần ngại,
có những khúc ngoặt làm chúng ta sợ hãi.
Ðôi khi ta thấy mình phải đến nơi mình không muốn.
Ðức Giêsu đã trải qua kinh nghiệm này
khi Ngài kiên quyết lên đường đi Giêrusalem,
dù biết có những nguy hiểm đang chờ mình ở đó.
Ðức Giêsu đã phải cố gắng như chúng ta
để thắng vượt nỗi sợ hãi và do dự,
và đi hết đường đời của mình,
vì đó là con đường Cha muốn Ngài đi.

Trên đường đi, Ðức Giêsu gặp sự từ khước.
Một làng Samari không muốn tiếp đón Ngài.
Họ có lý do của họ, lý do có thể rất nghiêm túc.
Nhưng điều đó khiến Giacôbê và Gioan nổi giận.
Hai ông đòi sai lửa từ trời thiêu rụi cả làng.
Có cần trừng phạt vội vã như vậy không?
Có cần dùng sức mạnh Thiên Chúa
để tiêu diệt mọi kẻ dữ không?
Thiên Chúa tôn trọng tự do của con người,
kể cả tự do của những kẻ dữ trên mặt đất.
Ngài kiên nhẫn chờ họ sám hối và biến đổi.
Cả Giacôbê và Gioan cũng phải được biến đổi.
Cần có thời gian và cần được huấn luyện
để những "đứa con sấm sét" trở thành khoan dung,
để Gioan trở thành vị tông đồ dịu dàng
suốt đời ca ngợi tình yêu.

Ðường đời của người Kitô hữu là đường theo chân Giêsu.
Tự bản chất kitô hữu là người đi theo Ðức Giêsu.
"Thầy đi đâu, con sẽ theo Thầy đi đó" (Lc 9,57).
Ai có ngờ rằng đi theo Ðức Giêsu
là đi theo một Ðấng không nhà cửa, không nơi trú ngụ,
một Ðấng nghèo hơn cả loài chim, loài chồn,
một Ðấng luôn tín thác và chờ đợi tất cả từ Cha.
Các môn đệ đầu tiên đã sống bấp bênh từng ngày,
họ đã hy sinh nghề nghiệp ổn định
để chấp nhận theo Thầy bữa đói bữa no.
Ðức Giêsu mời ta theo Ngài để loan báo Nước Thiên Chúa.
Ðây là một công việc khẩn trương và quan trọng,
một giá trị vượt trên mọi giá trị khác.
Không cần phải trở về từ giã người thân yêu,
không được quay lại đàng sau khi cầm cày,
vì tất cả nằm ở phiá trước.
Cũng không cần lo xong việc tống táng cha già
rồi mới nghĩ đến chuyện theo Chúa.
Ở đây còn có gì trọng hơn chữ hiếu,
vượt trên tình cảm tự nhiên của con người.
Lời Chúa hôm nay dành cho mọi Kitô hữu.
Ơn gọi Kitô hữu đòi chúng ta phải hy sinh,
chấp nhận sự bất ổn, thiệt thòi và đau khổ.
"Hãy tìm Nước Thiên Chúa trước đã,
còn mọi sự khác, Người sẽ thêm cho" (Mt 6,33).


X Gợi Ý Chia Sẻ
Sống đúng tinh thần của Ðức Giêsu, thực thi những lời Ngài dạy, điều đó chẳng dễ chút nào. Riêng bạn, bạn thấy có lời nào của Ngài quá khó đối với bạn không?
Chấp nhận đặt Thiên Chúa lên trên hết là chấp nhận đặt mọi sự khác dưới Thiên Chúa. Bạn có khi nào trải qua một kinh nghiệm chọn Chúa trong nước mắt không?


X Cầu Nguyện
Lạy Chúa,
chúng con không hiểu tại sao Chúa chọn Simon,
một ngư phủ ít học và đã lập gia đình,
để làm vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo Hội.
Chúa xây nền Giáo Hội trên một tảng đá mong manh,
để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con
theo Chúa, sống cho Chúa,
đặt Chúa lên trên mọi sự:
gia đình, sự nghiệp, người yêu.
Chúng con chẳng thể nào từ chối
viện cớ mình kém đức kém tài.
Chúa đưa chúng con đi xa hơn,
đến những nơi bất ngờ,
vì Chúa cần chúng con ở đó.
Xin cho chúng con một chút liều lĩnh của Simon,
bỏ mái nhà êm ấm để lên đường,
hạnh phúc vì biết mình đang đi sau Chúa. Amen.
Nguồn: Trích Tập Manna C của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
------------------------
Kon Tum, 26.6.2016
Ngày "Lên Đường" đến với Giáo xứ Tea Rơ Xá, Giáo Hạt Đăk Mốt, Kon Tum, đến với 400 em được phúc lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức do ĐGM. Aloisiô GM. Kon Tum cử hành.
Nhà thờ Giáo xứ Tea Rơ Xá, Huyện Dak Tô, Kon Tum
------------------------------
SUY NIỆM TIN MỪNG CN XIII TN / C 26.6.2016
Lời Chúa: (Lc 9,51-62) Audio Mp3
VIDEO: ĐÁP CA THÁNH VỊNH 15
Xin giữ gìn con (TV 15) Đáp Ca CN XIII TN C 
My My - Ca Đoàn Thánh Tâm, Tân Hương, Kon Tum

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

SUY NIỆM: THẦY LÀ AI? - CN XII TN C 19.6.2016

Ðức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo" (Lc 9, 23)

X Lời Chúa: (Lc 9,18-24)
18 Hôm ấy, Ðức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: "Ðám đông nói Thầy là ai?" 19 Các ông thưa: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại". 20 Người lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô thưa: "Thầy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa". 21Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.
22 Người bảo rằng: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại".
23 Rồi Ðức Giêsu nói với mọi người: "Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. 24 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

 X Suy Niệm
Ðám đông bảo Thầy là ai?
Nói chung đám đông coi Ngài là một ngôn sứ
đã khuất, nhưng nay sống lại:
một Gioan Tẩy Giả, một Êlia hay một ngôn sứ nào khác.
Hiểu như thế đã là kính trọng lắm rồi,
nhưng tiếc thay lại không đúng,
vì Ðức Giêsu chẳng phải là người của kiếp trước hiện về...
Hôm nay tôi cũng cần biết người quanh tôi nghĩ gì về Ngài:
một nhà cách mạng xã hội? Một nhà cải cách tôn giáo?
một người đã dám sống và đã chịu chết,
để khai sinh một xã hội bình đẳng và huynh đệ đại đồng?
Có cái nhìn còn khiếm khuyết,
nhưng đã là một con đường rộng mở về chân lý.


Các con bảo Thầy là ai?
Phêrô trả lời đúng: Thầy là Ðức Kitô của Thiên Chúa.
Bản thân tôi cũng phải trả lời câu hỏi trên,
sau khi đã theo Chúa một thời gian dài.
Ðức Giêsu là một mầu nhiệm không ngừng mở ra và lớn mãi.
Ngài không thay đổi, nhưng sau mỗi biến cố,
tôi lại khám phá ra những nét mới nơi con người Ngài.
Ngài vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay,
nhưng Ngài thường đến với tôi dưới nhiều dáng dấp.
Ðời tôi là một chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi:
"Con bảo Thầy là ai?"
Càng lúc câu trả lời càng được thanh luyện.
Tôi sẽ sống dựa trên câu trả lời của mình.


Ðức Kitô bảo mình là ai?
Ngài thường định nghĩa mình bằng những hình ảnh cụ thể.
Tôi là Cửa (Ga 10,7), là Mục Tử (10,11), là Ánh Sáng (12,46).
Tôi là Ðường (14,6), là Cây Nho (15,1), là Bánh (6,51).
Ðịnh nghĩa nào cũng gắn chặt Ngài với con người.
Cửa để chiên ra vào. Mục Tử để chiên được sống.
Ánh Sáng để ta dễ bước đi, Ðường để đưa ta đến với Cha.
Thân Nho để các cành sinh trái, Bánh để nuôi nhân loại.
Ðức Kitô sống cho con người và sống với con người.
Ngài nhận mình là Chúa, là Thầy, là Bạn,
là Anh Trưởng của mọi người chúng ta.
Ngài nhận mình là Ðức Kitô dân Do thái mong đợi.
Nhưng Ngài không giấu ta thân phận của Ngài:
phải vượt qua khổ đau và cái chết mới được vào cõi sống.
Ðức Kitô bảo tôi là ai?
Kitô hữu là người vác thập giá theo sau Ðấng vác thập giá.
Chẳng có con đường nào khác ngoài con đường Ngài đã đi.
Thân phận Kitô hữu gắn liền với thân phận Thầy mình:
"Nếu ta cùng chết với Ngài, ta sẽ cùng sống với Ngài" (2Tm2,11).
Mầu nhiệm Vượt Qua nằm ở trung tâm đời sống Kitô hữu.
Vượt qua lớn nhất là vượt qua chính mình mỗi ngày.
Từ bỏ chính mình là để có thể sống cho tha nhân.
Mất mạng sống mình là để tín trung với Chúa.
Ước gì tôi là tôi hơn, khi tôi ra khỏi tôi.


 X Gợi Ý Chia Sẻ
"Gạt Ðức Kitô ra khỏi đời tôi, mọi sự sẽ sụp đổ, giống như một thân xác bị người ta lấy đi bộ xương, quả tim và cái đầu." Bạn nghĩ gì về câu nói trên của Cha Phêrô Arrupe?
Ở Ấn Ðộ, nhiều người thích coi Ðức Giêsu như một nhà Ðạo Sư (Guru). Theo ý bạn, ở Việt Nam, khuôn mặt nào của Ðức Giêsu dễ được chấp nhận hơn cả?

"...còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy." ( Lc 9, 24b)

X Cầu Nguyện
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy và Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Xin cho chúng con luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ,
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.


Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.

Nguồn: Trích Tập Manna C của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

CN XII TN C 19.6.2016

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

SUY NIỆM CN XI TN C - CHÂN LÝ VÀ LÒNG XÓT THƯƠNG - Jos. Vinc. Ngọc Biển

CHÚA NHT 11 THƯỜNG NIÊN, C
CHÂN LÝ VÀ LÒNG XÓT THƯƠNG PHI LUÔN TN TI
(2 Sm 12.7.10-13; Gl 2,16.19-21; Lc 7.36-8.3)



Công b Li Thiên Chúa, không bao gi được tách ri khi s cm thông v yếu đui ca con người, vì: “Đức Giêsu luôn giàu lòng thương xót. Ngài tht cao c và vĩ đại, chng bao gi khép ca li vi ti nhân, nên dù con người có ti li, cng lòng thế nào, thì s tha th, thu hiu, cm thông và đồng hành vn tn ti cách song song. Đây chính là thông đip ca Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh l sáng th Sáu, ngày 20-05-2016, ti nguyn đường thánh Marta.
Các bài Kinh Thánh trong thánh l hôm nay, mt mt làm sáng t quan đim c tuyt vi ti li, tc là trung thành vi chân lý, nhưng đồng thi, cũng làm toát lên rõ nét tình thương, s cm thông ca Thiên Chúa đối vi người ti li khi h có lòng thng hi ăn năn.



1. Ý nghĩa Li Chúa
 Sách Samuel trong bài đọc I đã k li câu chuyn ti li ty tri ca vua Đavít. Ông đã phm ti rt nng. Nng c v kế hoch ln ni dung. Kế hoch thì b i. Ni dung thì thâm độc.
Chuyn k rng: sau khi lòng dc ni lên, ông đã phm ti ngoi tình vi bà Betsabê, v ca tướng Uria là người trung thành tuyt đối vi nhà vua. Ti ca nhà vua tr nên trm trng khi ông lên kế hoch giết Uria để bt đầu mi. Cui cùng ông đã thành công khi dùng tay quân gic giết tướng Uria ti đầu chiến tuyến ác lit.
Tuy nhiên, s vic đã không đi vào quên lãng, mà nó được đưa ra ánh sáng khi Chúa gi tiên tri Nathan đến để nhc cho vua thy ti li ca mình. Đồng thi cho thy nhng h qu nghiêm trng do ông gây nên. Thy được s bt nhân, ác tâm, tht đức ca mình, vua Đavít đã ăn năn sám hi và thành khn xin ơn tha th ca Thiên Chúa, nên ông đã thưa vi Đấng đầy lòng thương xót: Ly Thiên Chúa, xin ly lòng nhân hu xót thương con, m lượng hi hà xoá ti con đã phm.  Xin ra con sch hết li lm, ti li con, xin Ngài thanh ty (Tv 51, 3-4). Vì thế: Thiên Chúa đã b qua ti ca ngài, ngài s không phi chết (Sm 12,13).


Sang bài đọc II, thánh Phaolô nhn mnh đến ơn công chính hóa. Ngài nói rt rõ: Con người được nên công chính hóa nh đức tin (Rm 3,27-28). Tc là: tin vào lòng thương xót ca Đức Giêsu, nht là tin vào mu nhim t nn và phc sinh ca Ngài mang li thì s được cu chuc.
Lòng thương xót ca Thiên Chúa phi là mt ơn ban vượt lên trên không gian và thi gian cho nhng ai tin. Nó cũng không b gii hn, bó buc trong mt th lut l nào. Ngược li, nó s làm cho lut b tê lit khi lut đó không cha đựng tình thương. Vì thế: Con người được nên chông chính (được cu độ) nh đức tin ch không phi nh tuân gi L lut (Rm 3,27-28).
T bài đọc I, sang bài đọc II, hướng chúng ta v Đức Giêsu như là hin thân ca lòng thương xót đến t Thiên Chúa.


Tình thương y được th hin rõ nét qua câu chuyn Tin Mng hôm nay:
Khi Đức Giêsu và các môn đệ đang dùng ba ti nhà ông Simon. Bng có mt ph n ni tiếng ti li trong thành đến để t lòng sám hi ăn năn. Hành vi khóc lóc, đập b bình du thơm đắt tin, xc lên chân Đức Giêsu và ly tóc ca nàng để lau nói lên s sám hi chân thành.
Dung mo lòng thương xót ca Thiên Chúa mt ln na l hin qua hành vi và li nói ca Đức Giêsu: Ti ca ch rt nhiu, nhưng đã được tha, bng c là ch đã yêu mến nhiu" ( Lc 7, 47).
Như vy, qua cách hành x ca Đức Giêsu, chúng ta thy Ngài luôn nhìn con người dưới ánh mt t tâm. Cái v bc bên ngoài không ngăn cn được lòng thương xót ca Thiên Chúa. Vì thế, Ngài đã gii thoát con người cách toàn din, để h được tha th và có cơ hi đụng chm vi c tâm hn đến lòng xót thương ca Ngài.



2. Cái nhìn thương xót ca Đức Giêsu

Nếu con người nhìn và đánh giá lòng đạo đức ca nhau da trên nhng chuyn b ngoài, thì Thiên Chúa nhìn và thu hiu t tâm can. Tc là nhìn dưới góc độ công chính nh nim tin.
Nếu con người nhìn nhng người ti li là mt th đồ b, nhơ uế, xu xa, thì Thiên Chúa nhìn h vi mt cái nhìn: Nhân chi sơ, tính bn thin.
Nếu con người luôn bi lông tìm vết để trù dp nhau, thì lòng thương xót ca Thiên Chúa luôn tìm cách nâng người ti li đứng dy để cho h có cơ hi làm li cuc đời.
Vì thế, thay vì xua đui, Đức Giêsu đã đón nhn s chân thành và lòng mến ca người ph n ti li đến vi Ngài. Vì thế, tn sâu thm tâm hn, ch đã đón nhn được lòng trc n ca Đức Giêsu. Nên cuc đời ca ch t đây sang trang. Ch đã thay thái độ để đổi cuc đời và bt đầu mt cuc sng mi trong ân sng và lòng xót thương.


Như vy, chúng ta có th thy rt rõ quan đim ca Đức Giêsu, đó là: Ghét ti, nhưng không ghét k có ti. Ngài luôn đi bước trước để tha th, kiếm tìm k có ti nhm tha th và yêu thương.
Nhng d ngôn ni tiếng v lòng bao dung tha th ca Thiên Chúa được Kinh Thánh k li như mt s chng minh v tình thương ca Ngài đối vi người ti li như:
D ngôn người chăn chiên b 99 con li để đi tìm con chiên lc. D ngôn người đàn bà mt mt đồng bc đã đốt đèn tìm kiếm khp nhà. D ngôn đứa con hoang đàng được người cha đón tr v trong s tha th... Và, hôm nay, hành vi y li mt ln na được th hin qua vic Đức Giêsu đón nhn s sám hi chân thành ca người ph n ti li. 

 
      
3. Người Kitô hu không được xa l vi li hành x ca Đức Giêsu!

Người ta thường truyn tai nhau câu nói: Nói người hãy nghĩ đến ta, nếu suy cho k li ra chính mình.
Tht vy, con người vn mang trong mình tham, sân, si, nên nhiu khi h nhìn anh ch em dưới cp kính râm. Vì thế, chúng ta không l gì khi nhiu người ch nhìn thy cái phúc mà không thy cái ti ca mình. Ngược li, h luôn thy cái ti mà không nhìn thy cái phúc ca anh ch em. Li ca Đức Giêsu nói: Ti sao con thy cng rác trong mt anh ch em, còn cái xà trong mt con thì li không thy? (x. Mt 7,3) Qu tht đúng vi thc trng ca chúng ta.
Có l, cn phi có mt Nathan vch trn ti ác ca chúng ta như đã tng lt ty ti li ca vua Đavít khi xưa thì chúng ta mi tnh ng và nhn ra ti li ca chính mình!


 S đip Li Chúa hôm nay mi gi chúng ta cn có cái nhìn đúng đắn phát xut t cái tâm trong sáng và nhân hu. Đừng vi xét đoán cách thin cn khi ch da vào lut l hay truyn thng bên ngoài, mà hãy để cho lut Lương Tâm lên tiếng, vì biết đâu: Xanh vỏ” nhưng “đỏ lòng. Cn ý thc rng: Lm li là ca con người và tha th là ca Thiên Chúa (A. Pope).
Noi gương Đức Giêsu, Ngài luôn công b chân lý và sng nhng gì Ngài đã nói, nhưng Ngài cũng luôn cm thông, liên đới vi nhng yếu đui và tha th cho nhng lm li ca con người.
Mt khác, chúng ta cũng đừng li dng lòng thương xót ca Thiên Chúa mà gim khinh nhng h qu ca ti và an tâm ng mê trên chiến thng; hay: nm lì dưới vũng bùn êm ái để ri vênh vang và t nh: Ta là người công chính hơn ai hết!. Hãy cn trng, vì: Nếu ta nói: Ta không có ti, thì ta t la di mình, và s tht không có trong ta (1 Ga 1, 8 ); hay: Ai tưởng mình đang đứng vng, thì hãy coi chng ko ngã (1 Cr 10,12).
Ly Chúa Giêsu, Đấng Giàu Lòng Thương Xót. Xin giúp chúng con có được mt thái độ trung thành vi chân lý, nhưng cũng có mt trái  tim biết cm thông, thu hiu và thương xót như Chúa. Amen.


Jos. Vinc. Ngc Bin
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường

Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!
Jesus, I trust in You!