Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Hãy yêu thương nhau - CN V PS C 28/04/2013


Chúa Nhật 5 Mùa Phục Sinh Năm C
Ðiều Răn Mới


 X Lời Chúa: (Ga 13,31-33a.34-35)
31 Khi Giuđa ra khỏi phòng Tiệc Ly, Ðức Giêsu nói: "Giờ đây, Con Người được tôn vinh, và Thiên Chúa cũng được tôn vinh nơi Người, 32 Nếu Thiên Chúa được tôn vinh nơi Người, thì Thiên Chúa cũng sẽ tôn vinh Người nơi chính mình, và Thiên Chúa sắp tôn vinh Người. 33 Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. 34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 35 Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau".

Mohatma Gandhi

 X Suy Niệm
GANDHI được coi là bậc đại thánh của dân Ấn Ðộ.
Ông say mê Kinh Thánh, nhất là bài giảng trên núi.
Ông nghĩ rằng Kitô giáo sẽ là câu trả lời thích đáng
cho những xung đột giữa các giai cấp ở Ấn.
Một ngày nọ ông đến dự lễ tại một nhà thờ.
Nhưng người giữ cửa ngăn ông lại, và bảo ông
nên đến dự lễ ở một nhà thờ khác dành cho người da đen.
Ông đã bỏ đi và không bao giờ quay trở lại.
Có thể chúng ta đã mất một Kitô hữu tốt như Gandhi
chỉ vì có sự phân biệt màu da nơi nhà thờ.
Biết đâu thế giới này lại chẳng có nhiều Gandhi,
họ sống tinh thần Ðức Kitô còn hơn cả các Kitô hữu.


"Thầy ban cho anh em một điều răn mới:
hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em."

Lời trăn trối của Ðức Giêsu vẫn làm chúng ta nhức nhối.
Ở đây Ngài không nhắc chúng ta yêu thương người ngoài,
nhưng Ngài đòi buộc các môn đệ Ngài yêu thương nhau.
Yêu thương nhau trở thành điều răn mới,
mới vì Ngài đòi họ phải yêu nhau như Ngài đã yêu họ.
Vấn đề cốt lõi là cảm nhận được tình yêu của Ngài.
Trước khi công bố điều răn mới này,
Ðức Giêsu đã rửa chân cho môn đệ, trong đó có Giuđa.
Ngài cúi xuống bên chân Giuđa để bày tỏ một tình yêu.
Sau đó Ngài còn chấm miếng bánh đầu tiên trao cho Giuđa
như đưa ra một vẫy gọi thân thương cuối cùng. (x. Ga 13,26)
Nhưng vô ích, Giuđa không đổi ý.
Anh vẫn ra đi để làm điều mình muốn (x. Ga 13,31)
Ðức Giêsu biết rõ số phận đang chờ mình.
Ngài sẽ yêu đến cùng bằng việc hiến mạng trên thập giá.
Ðức Giêsu đã yêu trước khi truyền cho ta yêu nhau.
Nếu ta không cảm nhận được tình yêu Ngài dành cho ta,
thì ta cũng chẳng thể yêu nhau như Ngài muốn.
Có nhiều dấu hiệu để người ta nhận ra một Kitô hữu:
đeo thánh giá nơi cổ, làm dấu thánh giá trước khi ăn...
Nhưng theo Ðức Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của nhóm môn đệ
là tình yêu thương mà họ dành cho nhau:
cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại...
Giữa các môn đệ, có bao dị biệt, bao hàng rào.
Nếu không vượt qua được những hàng rào dị biệt này
thì coi như việc truyền giáo bị đổ vỡ.
Tiếc thay, vẫn chưa có sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu
khác màu da, khác văn hoá, khác quan điểm chính trị...
Có bất đồng giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Nga,
giữa người Công Giáo và người Tin Lành ở Bắc Ailen.
Ðến bao giờ mọi Kitô hữu có thể đọc chung kinh Lạy Cha,
mừng chung với nhau lễ Phục Sinh trong một ngày,
cử hành chung với nhau một phụng vụ.
Thế giới hôm nay như sa mạc thiếu vắng tình yêu.
Ước gì thế giới Kitô trở thành một ốc đảo xanh tươi
mời mọi người đặt chân tới.

X Gợi Ý Chia Sẻ
Theo bạn, thế nào là một tập thể có tình yêu thương lẫn nhau? Có những dấu hiệu nào để nhận ra tình yêu thương đó?
Bạn thấy nhóm của bạn, giáo xứ của bạn, cộng đoàn của bạn có làm chứng đủ về tình yêu thương nhau trước mặt mọi người chưa?


X Cầu Nguyện
Lạy Cha,
xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau
trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.
Xin cho chúng con đến với nhau
không chút thành kiến,
và tin tưởng và thiện chí của nhau.
Khi cộng tác với nhau,
xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện,
nhờ đó chúng con vượt qua
những tự ái nhỏ nhen,
những tham vọng ích kỷ
và những định kiến cằn cỗi.
Ước gì chúng con dám từ bỏ mình,
để tìm kiếm chân lý
ở mọi nơi và mọi người,
nhất là nơi những ai khác quan điểm.
Lạy Cha,
xin sai Thánh Thần đến trên chúng con,
để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim,
và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.
Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác,
xin cho chúng con được triển nở không ngừng
và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.
Nguồn: Tập Manna C của Lm. An Tôn Nguyễn Cao Siêu,SJ

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG?




Chúa  đưa  ra tiêu  chuẩn : Chiên  của  tôi  thì  nghe tiếng   tôi (xem Gioan 10,27-30 ).
Nhng người sng ngh chăn nuôi và rung vườn như dân Do thái, h hiu ngay li Chúa va nói. Người chăn by chiên my trăm con, ch cn lên tiếng kêu, các con chiên đang ăn c ln ln vi bao nhiêu con khác thuc nhiu by khác lin ngoan ngoãn chy ti người chăn. Ai nuôi chó gi nhà cũng có kinh nghim này : ch lên tiếng kêu, chó nhy ti hoc đang sa, ch đe, chó im ngay.
Chiên nghe tiếng chủ vì chiên phân biệt được tiếng của chủ với tiếng người khác, vì chiên quen tiếng chủ, vì chiên thuộc về chủ. Nếu không phải chiên của chủ thì không nghe tiếng chủ. Người thuộc về Chúa thì nghe tiếng Chúa, không thuộc về Chúa thì không nghe tiếng Chúa.
Người Do Thái hỏi Chúa : Mãi đến bây giờ chúng tôi còn phân vân về ông, ông là ai xin nói ngay cho chúng tôi biết. Hỏi như vậy tỏ ra họ chưa thuộc đoàn chiên Chúa vì “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi”, nhận ra Chúa ngay, đâu cần phải hỏi. Hỏi như vậy, họ tỏ ra là kẻ xa lạ, người xa lạ đến để tìm hiểu. Nhiều lần, người  Do thái hỏi Chúa là ai và Chúa đề nghị họ cứ nhìn vào việc làm, lời nói  của Chúa mà biết. Lần này, Chúa trả lời mạnh hơn : Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tức là nghe tôi nói, thấy việc tôi làm thì nhận ra tôi rồi, không phải để tôi nói tôi là ai.
Trong đời sống, có lúc gặp nguy nan, ta kêu cầu Chúa mà không được, thấy Chúa cứ yên lặng, ta đâm ra nghi ngờ Chúa, hỏi Chúa là ai ? Một câu hỏi tố cáo ta, hình như ta muốn bước khỏi đàn chiên, hình như Chúa không phải là chủ chăn của ta.
Theo Chúa vì đi sng sung túc, vì gp nhiu may mn xem nhươn ca Chúa ban riêng cho mình tht chng có gì bo đm, vì  Chúa ch  bo đm : Tôi cho chúng được sng đi đi và không ai có th cướp chúng khi tay tôi. Hai bo đm săn sóc và ban s sng đi đi thuc lãnh vc tâm linh, còn nhng điu ta lo lng, băn khoăn trong đi sng trn gian, Chúa vn giúp nhưng ta  phi t gii quyết ly. Li Chúa soi sáng hướng dn, ơn Chúa phù giúp ta đ ta gii quyết, lo ly, làm sao cho phù hp Thánh ý Chúa. Chúa phù tr mà ta không cm thy nhưng chc chn là Chúa luôn nhìn thy ta, theo dõi ta tng bước.
Để đảm bảo cho lời nói “ban cho đàn chiên sự sống đời đời”, cũng   phải  hiểu  phải có đời sống trần gian  chứ ?, Chúa Kitô nại tới Chúa Cha : đoàn chiên của Chúa Cha và Chúa Cha trao cho Chúa Kitô. Chắc chắn không có một quyền nào lấy đoàn chiên khỏi tay Chúa Cha, nhưng khi đoàn chiên trao cho Chúa Kitô, đoàn chiên có thể mất không ? – Không thế mất vì Chúa Kitô có quyền như Chúa Cha, vì thế Chúa Kitô tuyên bố : Tôi và  Cha tôi là một.
Chúng ta cảm tạ  Chúa khi nghe bài Phúc âm này vì chúng ta thuộc đoàn chiên Chúa, tức là chúng ta đã nghe tiếng Chúa và nhận ra Chúa là chủ chăn của chúng ta. Bao lâu còn nghe tiếng Chúa thì chúng ta còn là chiên của  Chúa. Nếu không nghe tiếng Chúa từc là không sống theo lời Chúa nữa, thì lúc đó chúng ta tự ý tách mình khỏi đoàn chiên của Chúa, ta sẽ “đánh mất sự sống đời đời” và  cả ý nghĩa đời sống trần gian nữa . Bài Phúc âm vừa làm ta vui vừa bắt ta phải sống theo tiếng Chúa dạy.
Lm Fx Nguyn hùng Oánh

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Tôi biết chúng và chúng theo Tôi - CN IV PS/C 21-04-2013


Chúa Nhật 4 Mùa Phục Sinh Năm C
Tôi biết chúng và chúng theo Tôi (Ga 10, 27b)



X Lời Chúa: (Ga 10,27-30)
Khi ấy Ðức Giêsu nói rằng: 27 Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. 29 Cha tôi, Ðấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30Tôi và Chúa Cha là một".

X Suy Niệm
"Hỡi các thiên thần trên trời, các thiên thần của Chúa,
các thiên thần của bình an và hoan lạc,
xin hãy ném cho nhau những bông hồng, bông súng,
những bài hát du dương và những nốt nhạc ngát hương;
và xin hãy đổ tràn nhân đức, can đảm và hạnh phúc
trên những nữ tì của Chúa."
Ðó là câu kết của một bài văn viết bằng tiếng Pháp,
thấy nằm trong túi áo của Hàn Mạc Tử lúc ông qua đời.
Ông đã viết bài này gần ba tuần trước khi mất
để ca ngợi lòng tận tụy của các nữ tu Phan sinh
đã chăm sóc ông trong những ngày cuối đời ở Quy Hòa.
Màu áo dòng trắng, sự tươi tắn và những lời ca êm dịu
đã làm nhẹ nỗi đau của chàng thi sĩ mắc bệnh phong.


Thế giới hôm nay vẫn cần ai đem đến cho nó
chút hương thơm của Tuyệt Ðối, chút ngọt ngào của Vô Cùng,
để thiên đàng chẳng phải là chuyện xa xôi, huyễn hoặc,
Thiên Chúa chẳng phải là huyền thoại vu vơ.
Hội Thánh hôm nay vẫn cần đến những người của Chúa:
cần bóng linh mục cho những họ lẻ, bị lãng quên,
cần bước chân mạnh dạn ra đi loan báo Tin Mừng,
cần sự trầm mặc của người đắm mình trong chiêm niệm
cần bàn tay nhẹ nhàng xoa dịu mọi vết thương,
và trên hết cần những trái tim không san sẻ,
dám yêu hết mình, dám sống hết tình,
hết mình cho Thiên Chúa, hết tình cho mọi người,
đặc biệt cho những ai đã đánh mất mọi hy vọng.


Cả nước ta có gần 2,000 linh mục và khoảng 7,000 tu sĩ,
một con số khiêm tốn trong đất nước gần 80 triệu dân.
Trong Chúa Nhật đặc biệt cầu cho ơn thiên triệu,
chúng ta nài xin Chúa hãy gọi nhiều tâm hồn
và hãy giúp cho họ nghe được tiếng gọi ấy.



Chiên trong bài Tin Mừng hôm nay để chỉ các Kitô hữu,
nhưng cũng có thể hiểu về những người sống đời thánh hiến.
Họ là người được Chúa biết từ trong lòng mẹ,
và họ cảm nhận được cái biết đầy yêu thương đó.
Họ là người nghe tiếng của Chúa Giêsu,
một giọng nói với tất cả nét đặc trưng quen thuộc.
Tiếng ấy đã nhiều lần vang lên, thân thương và cuốn hút.
Tiếng ấy mời gọi họ lên đường
để theo sát Ngài hết sức có thể,
một Chúa Giêsu nghèo khó, vâng phục và khiết tịnh.
Họ vui lòng bỏ lại những gì họ quý yêu.
Nhờ bỏ lại mà họ được tự do thanh thoát.
Nhờ sống nghèo, họ được giải thoát khỏi cái tôi ưa chiếm đoạt.
Nhờ vâng phục, họ được ra khỏi cái tôi muốn bành trướng.
Nhờ khiết tịnh, họ có thể yêu mọi người đến vô cùng.
Như thế ràng buộc của đời tu lại đem đến tự do.
Họ có thể được Chúa âu yếm gọi là chiên của tôi,
bởi lẽ họ thuộc về Ngài cách đặc biệt.
Ước gì không ai cướp được họ khỏi tay Chúa!



X Gợi Ý Chia Sẻ
Hiện nay có ít bạn trẻ sống ở thành phố muốn dâng mình cho Chúa. Theo ý bạn, cuộc sống xô bồ của thành phố thời kinh tế thị trường có ảnh hưởng gì trên việc chọn lựa này?
Theo ý bạn, làm sao nhận ra Chúa kêu gọi mình sống đời thánh hiến? Bạn có quen nhiều nhà Dòng không?



X Cầu Nguyện
Lạy Cha là người chủ ruộng tốt lành,
đồng lúa đã chín vàng chờ ngày gặt hái.
Xin Cha sai những người thợ lành nghề và tận tụy
đến làm việc trong cánh đồng bao la của Cha.
Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay
những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.
Xin cho họ biết quên hạnh phúc và tương lai của mình
để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.
Ước gì họ nghe được tiếng kêu của người bị áp bức,
cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương,
thấy được những mất mát của bao người đau khổ,
và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc hướng.


Xin Cha sai Thánh Thần đến với các bạn trẻ
để họ quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu,
sống như Ngài đã sống
và tiếp tục làm những gì Ngài đã làm trên trần gian.
Cũng xin Cha gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con,
thanh lọc bầu khí của trường học và xã hội,
để tất cả trở thành những môi trường tốt
giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm gặp ý Cha. Amen.
Nguồn: Tập Manna C của Lm. An Tôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Giá trị của những người mẹ



Đăng lúc: Thứ hai - 15/04/2013 19:58 - Người đăng bài viếtpdinhvinh5409
Tiến sĩ Donald DeMarco

 
     Tục ngữ Do Thái có câu: “Thiên Chúa không thể ở mọi nơi, nên Ngài đã tạo dựng những người mẹ” (God could not be everywhere, so He made mothers). Đây là tình cảm lâu dài và tốt đẹp. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nhờ đảo ngược câu nói mà chúng ta đến gần chân lý hơn: “Thiên Chúa có thể ở mọi nơi và chúng tỏ điều đó bằng cách tạo dựng những người mẹ” (God could be everywhere and proved it by creating mothers). Hình ảnh này phù hợp với nhận xét của tiểu thuyết gia Hoa Kỳ William Makepeace Thackeray, trong cuốn Vanity Fair (Hội chợ Phù phiếm): “Mẹ là danh xưng đối với Thiên Chúa trên những đôi môi và trong những trái tim của những người con bé bỏng”.
     Người mẹ không thể thay thế Thiên Chúa, nhưng hành động như người trung gian chuyển lòng nhân từ của Thiên Chúa sang những người khác. Dĩ nhiên, người ta có thể phản bác rằng người cha cũng làm điều này. Điều này đủ mức thật. Nhưng có điều gì đó trong đặc quyền về cách thức mà người mẹ bộc lộ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Theo cách mầu nhiệm nào đó, điều đó như thể người mẹ có được vậy, một kinh nghiệm đối diện của Thiên Chúa. Điều này có thể đáng hoan nghênh hơn nếu chúng ta hiểu vai trò của Đức Mẹ là nguyên mẫu tâm linh của mọi người mẹ.


     ĐGH Bênêđictô XVI đã nhận xét về Đức Mẹ: “Mẹ giữ trong lòng bí mật làm Mẹ Thiên Chúa, là người đầu tiên được thấy Thiên-Chúa-làm-người, hoa trái của lòng mẹ”. Khái niệm về việc Đức Mẹ là người trần tục đầu tiên Mary thấy Thiên Chúa vừa gây ngạc nhiên vừa soi sáng. Là mẫu gương của những người mẹ, kinh nghiệm này gồm cả bản chất làm mẹ và mẫu gương của các phụ nữ đã từng sinh con.
     Nếu ông bà nguyên tổ coi Thiên Chúa là Cha nghiêm khắc theo cách nào đó, thì các thế hệ đều tôn kính Đức Mẹ là người hiền từ và dễ gần gũi. Nathaniel Hawthorne bày tỏ tình cảm này đẹp hơn trong cuốn Blithedale Romance khi ông viết: “Tôi luôn ganh tỵ với người Công giáo về đức tin của họ nơi Đức Trinh Nữ thánh thiện và ngọt ngào, Đức Mẹ đứng ở giữa họ và Thiên Chúa, che chắn sự chói lọi uy nghiêm của Ngài, nhưng cho phép Tình yêu Chúa tuôn đổ trên người thờ kính theo cách hiểu của con người qua vị trung gian của sự dịu dàng nữ tính”.


     Thánh Augustinô nói rằng sự dịu dàng từ mẫu đặc biệt này có thể thấy ngay ở những con thú hung dữ – như người Việt nói: “Cọp dữ không ăn thịt con”. Ông nhận xét trong The City of God (Thành phố của Thiên Chúa): “Có con cọp cái nào không thương và không vuốt ve con nó?”. Ngược với câu tục ngữ Do Thái nói ở trên, chúng ta có thể ám chỉ câu tục ngữ Tây Ban Nha: “An ounce of mother is worth a ton of priests” (Tạm dịch: “Một lạng người mẹ đáng một tấn linh mục”).


     Khái niệm về “sự nhiệt thành” đã thôi miên người Hy Lạp cổ đại. Thế giới không thể là một nơi, như Democritus ước đoán, không có gì hơn một số nguyên tử không thể đếm xuất hiện trong rất nhiều hình thể. Nghĩa là có thể tính toán đối với sự nhiệt thành tìm được sự hưng phấn và niềm vui trong kinh nghiệm sống bằng cách nào? Sự hưng phấn là hoạt động tâm linh không thể giải thích bằng vật chất. Người ta đã nghi ngờ nhiều thứ: nhân đức, chân lý, kiến thức, và ngay cả tình yêu. Nhưng không ai có thể nghi ngờ thực tế khả nghiệm của sự hăng hái. Thế giới hiện đại của chúng ta vẫn liên kết với sự thấu hiểu này của người Hy Lạp cổ đại. Từ ngữ “sự nhiệt thành” theo tiếng Hy Lạp là enthusiasmos, được rút từ chữ entheos có nghĩa là “được Thiên Chúa sở hữu” hặc “được Thiên Chúa linh ứng”.
     Người Hy Lạp tin rằng một người có thể hít thở bằng cuộc sống của Thiên Chúa, người đó có thể là người đem đến tinh thần của Ngài. Họ tin rằng con người có thể là “bình chứa” đối với Thiên Chúa. Một trong những từ đối với sự sống là zoe, không ám chỉ sự sống rộn ràng trong mỗi người, mà nói đến sự sống có thể được chia sẻ với người khác. Khái niệm này về sự sống là nền tảng không thể thiếu đối với khái niệm của Kitô giáo về sự sống của Thiên Chúa, hoặc ân sủng, điều có thể chia sẻ trong chúng ta, và với Mẹ Maria và những người mẹ theo cách đặc biệt. Đời sống của Đức Mẹ với Chúa Con là sự sống cao tới mức ưu việt.


     ĐHY Joszef Mindszenty, người can đảm bảo vệ Giáo hội trong thời gian cộng sản chiếm lĩnh Hungary, đã dành tình cảm mạnh mẽ với cương vị người mẹ. Trong cuốn The Mother (Người Mẹ), ngài viết hùng hồn bày tỏ lòng tôn kính những người mẹ, nhấn mạnh sự gần gũi của họ đối với Thiên Chúa: “Người quan trọng nhất trên thế gian này là người mẹ. Bà không thể đòi hỏi lòng tôn kính của việc xây dụng Nhà thờ Đức Bà. Bà không cần. Bà đã xây dựng cái gì đó quan trọng hơn bất cứ nhà thờ nào – sự cư ngụ đối với một linh hồn bất tử, sự hoàn hảo gọn gàng của cơ thể đứa trẻ. Các thiên thần không được chúc lành bằng ân sủng như vậy. Các thiên thần không thể chia sẻ phép mầu sáng tạo của Thiên Chúa là đưa những vị thánh mới vào Thiên Quốc. Chỉ có người mẹ khả thi. Những người mẹ gần gũi với Thiên Chúa Tạo Hóa hơn bất cứ sinh vật nào, Thiên Chúa liên kết các sức mạnh với những người mẹ trong việc sáng tạo. Còn gì vinh quang hơn là được làm mẹ?”.
 
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IntegratedCatholicLife.org)

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Hãy chăm sóc chiên của Thầy.- CN III PS/C 14-04-2013


Thứ bảy, ngày 13 tháng tư năm 2013



Chúa Nhật 3 Mùa Phục Sinh Năm C
Chúa Ðó



X Lời Chúa: (Ga 21,1-19)
1 Khi ấy, Ðức Giêsu lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển Hồ Tibêria. Người tỏ mình ra như thế này. 2 Ông Simon Phêrô, ông Tôma gọi là Ðiđymô, ông Nathanaen người Cana miền Galilê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. 3 Ông Simon nói với các ông: "Tôi đi đánh cá đây". Các ông đáp: "Chúng tôi cùng đi với anh". Rồi mọi người ra đi, lên thuyền, nhưng đêm ấy họ không bắt được gì cả.
4 Khi trời đã sáng, Ðức Giêsu đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Ðức Giêsu. 5 Người nói với các ông: "Này các chú, không có gì ăn ư?" Các ông trả lời: "Thưa không". 6 Người bảo các ông: "Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, anh em sẽ bắt được cá". Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. 7 Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến nói với Phêrô: "Chúa đó!" 


Vừa nghe nói "Chúa đó!", ông Simon Phêrô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. 8 Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần một trăm thước. 9 Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. 10 Ðức Giêsu bảo các ông: "Ðem ít cá mới bắt được tới đây!" 11 Ông Simon Phêrô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. 12 Ðức Giêsu nói: "Anh em đến mà ăn!" Không ai trong các môn đệ dám hỏi "ông là ai?", vì các ông biết rằng đó là Chúa. 13 Ðức Giêsu đến, cầm lấy bánh trao cho các ông; rồi cá, Người cũng làm như vậy. 14 Ðó là lần thứ ba Ðức Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết.


15 Khi các môn đệ ăn xong, Ðức Giêsu hỏi ông Simon Phêrô: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy". 16 Người lại hỏi: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy". Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy". 17 Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?" Ông Phêrô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?" Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy". Ðức Giêsu bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy. 18 Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn". 19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy".


 X Suy Niệm
Bảy môn đệ trở về với nghề xưa,
trở về Biển Hồ quen thuộc đầy ắp kỷ niệm thầy trò.
Dù đã chối Chúa, Phêrô vẫn được coi là thủ lĩnh.
Ông không ra lệnh, nhưng đưa ra lời mời kín đáo:
"Tôi đi đánh cá đây."
Các bạn khác hiểu ngay và mau mắn đáp lại:
"Chúng tôi cùng đi với anh."
Có một bầu khí dễ chịu, đầm ấm trong nhóm.
Ðây quả thực là một nhóm bạn lý tưởng.
Họ ở với nhau, làm việc với nhau cả đêm,
và lặng lẽ cùng nhau chia sẻ một thất bại.
Tuy nhiên, họ cũng là những người có tính tình khác nhau.
Người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến
thì nhạy cảm hơn, nhận ra Chúa Phục Sinh đứng trên bờ.
Nhưng sau đó, ông cứ điềm nhiên ngồi lại trong thuyền.
Còn Phêrô thì nồng nhiệt hơn, vội vã mặc áo,
nhảy tùm xuống nước bơi vào, vì nóng lòng muốn gặp Chúa.
Hai phản ứng khác nhau nhưng cùng diễn tả một tình yêu.
Có thể coi nhóm môn đệ trên là hình ảnh của Hội Thánh.
Hội Thánh hiệp nhất ngay giữa những khác biệt.
Sự hiệp nhất lại làm nổi bật bản sắc mỗi người.
Ðây không phải là một nhóm bạn khép kín,
nhưng là nhóm bạn được Chúa Phục Sinh sai ra khơi.
Chính sự hiện diện và lệnh truyền của Ngài
là bảo đảm cho thành công của những lần buông lưới.
Hội Thánh là một nhóm nhỏ được sai vào thế giới.
"Không có Thầy anh em chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Nhưng có Thầy, anh em sẽ được những mẻ cá lớn.
Nhóm bạn được sai đi cũng là nhóm bạn được quy tụ,
được sai đi bởi Chúa và được quy tụ bên Chúa.
Chúa Phục Sinh trở thành người dọn bữa ăn sáng.
Ngài cầm lấy bánh trao cho các ông.
Cử chỉ này gợi cho ta về những thánh lễ.
Chúng ta thường quên thánh lễ là một bữa ăn.
qua đó Chúa Phục Sinh nuôi ta bằng con người Ngài.
Chúng ta được mời dùng bữa trong niềm hân hoan vui sướng.
Hội Thánh truyền giáo phải được nuôi bằng Thánh Thể.
Hội Thánh vừa lan rộng khắp nơi, vừa tập trung nơi thánh lễ.
Ðó là nhịp thở đều đặn và cần thiết cho Hội Thánh.
Hội Thánh cũng là Hội Thánh được lãnh đạo bởi Simon Phêrô.
Phêrô tưởng tự mình có thể theo Thầy và chết vì Thầy,
nhưng ông đã chối Thầy như lời Thầy tiên báo.
Ba lần chối được hàn gắn bởi ba lần tuyên xưng tình yêu:
"Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy"
Ba lần tuyên xưng tình yêu đi với ba lần giao sứ mạng:
"Hãy chăn dắt chiên của Thầy."
Phêrô được chia sẻ sứ vụ mục tử của Thầy chí thánh,
cũng là chia sẻ thập giá của người hiến mạng vì đoàn chiên.
Hãy theo Thầy để đến nơi anh không muốn đến.
Có lẽ bây giờ Phêrô mới thật sự bước theo Thầy.



X Gợi Ý Chia Sẻ
Chúa Phục Sinh vẫn đến với chúng ta trong đời thường, giữa lúc ta nhọc nhằn và tay trắng. Có khi nào bạn thấy Chúa đến với bạn và cho bạn một "mẻ cá lớn" không?
Bạn nghĩ gì về Hội Thánh Việt Nam? Ðó có phải là một Hội Thánh đầy tình huynh đệ, được sai đi, được nuôi dưỡng bằng các bí tích và đươc lãnh đạo bằng tình yêu không?

X Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt,
xin hãy gọi tên chúng con
như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc,
xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài
như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi,
xin hãy đến và đứng giữa chúng con
như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em,
xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con
như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm mà không được gì,
xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn,
như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh,
xin tỏ mình ra
cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày,
để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến,
và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Nguồn: Tập Manna C của Lm. An Tôn Nguyễn Cao Siêu, SJ