Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

HƯỚNG SỐNG: TIN YÊU & PHÓ THÁC - CN VIII TN A 02-03-2014



TIN TƯỞNG VÀO SỰ QUAN PHÒNG CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

(Mt 6,24 - 34)
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

"Chúa đã thương bênh đỡ phù trì, Người kéo tôi ra chỗ thảnh thơi, vì yêu thương tôi nên Người giải thoát". Ca nhập lễ Chúa nhật hôm nay như sợi chỉ đỏ xuyên suốt và là một chìa khóa để giải thích ý định của Thiên Chúa tình thương, Ngài muốn giải thoát chúng ta khỏi những ràng buộc thế trần, giúp chúng ta biết "vui vẻ phục vụ mà không lo lắng" và, mong sao "mọi việc ở trần gian luôn diễn tiến trong hòa bình trật tự, theo sự quan phòng của Chúa Cha" (x. Lời nguyện nhập lễ). Vì thế, tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa là sứ điệp chính yếu trong phụng vụ lời Chúa của Chúa nhật hôm nay.


Tin tưởng vào Chúa
Để tin tưởng vào Chúa, trước hết chúng ta phải sửa trị sự mất lòng tin của chúng ta, từ khi con rắn làm hư hỏng hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người, nó ghen tị với hạnh phúc của chúng ta và hành hạ tâm hồn chúng ta, làm cho chúng ta kém tin vào Chúa. Lời tiên tri Isaia là một thần dược chống lại nọc độc của con rắn xưa: " Sion nói: " Chúa đã bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi ". Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư ? Cho dù người mẹ có quên, nhưng Ta sẽ không quên người đâu. Lời Thiên Chúa toàn năng phán "(Is 49, 14- 15). Ðó là lời mời gọi tin tưởng vào tình yêu không bao giờ phôi phai của Thiên Chúa. Tình yêu của đó được diễn tả qua hình ảnh của người mẹ. Thật cảm động khi lời tiên tri Isaia vang lên đúng vào lúc thành Giêrusalem bị tàn phá, điều này đem lại cho dân chúng niềm hy vọng, tin tưởng vào tình thương của Thiên Chúa giữa lúc tưởng chừng như vô phương, mất hướng.


Lời mời gọi này cũng được đề cập đến trong Tin Mừng Matthêu, khi Chúa Giêsu dạy các môn đệ của mình tin tưởng vào sự quan phòng của Cha trên Trời, Ðấng nuôi dưỡng mọi loài chim trời và điểm trang cho hoa huệ ngoài đồng, Ngài là Ðấng thấu biết mọi điều cần thiết của chúng ta (x. Mt 6, 24-34). Chúa Giêsu dạy: "Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng : Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì lấy gì  mà mạc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều ấy"(Mt 6, 31-32). Và Người mời gọi chúng ta hãy đặt lên hàng đầu việc "tìm kiếm nước của Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban them cho"(Mt 6, 33). Niềm tin vào sự quan phòng không thế chỗ cho những nỗ lực chiến đấu để hướng đến một cuộc sống đúng với phẩm giá con người, nhưng giải phóng chúng ta khỏi những nỗi bận tâm về của cải và những nỗi sợ hãi trong tương lai.


Nhưng thế giới chúng ta đang sống, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, " một thế giới mà đồng tiền thống trị và điều khiển mọi sự ". Nên con người bị chi phối và nghiêng chiều về nó, sẵn lòng phàm hóa mọi sự, bỏ Chúa ra khỏi đời sống, chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa nữa. Lời Chúa mời gọi chúng ta chọn Chúa, thờ phượng Chúa, và vững tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa tình yêu.



Không làm tôi của cải
Trong cuộc sống, luôn có cái lôi kéo, thậm trí cắt đứt tương quan giữa con người với Thiên Chúa, giam hãm con người vào trong sợ hãi: sợ về tương lai, sợ người khác, sợ bệnh, sợ không lường trước được, sợ sự đảo ngược của số phận, vì thế chúng ta đi tìm kiếm sự an toàn, bảo đảm mọi sự, với hy vọng sẽ tìm thấy ở tiền, và tiền được cho là bảo vệ chúng ta khỏi tất cả các thay đổi bất thường của cuộc sống.
Chúa Giêsu đã lấy tiền làm mô hình để áp dụng cho lòng tham, vì tiền của đề cập đến quyền lực và vinh quang theo kiểu thế gian. Tuy nhiên, tiền tự nó không phải là nguyên nhân gây nên sự bất hạnh của con người, nếu đặt nó làm nô lệ, phương tiện cho con người. Nếu không có tiền, cần phải đặt để một thứ khác để trao đổi, như thế sẽ tốt hơn. Điều Chúa Giêsu chỉ trích ở đây là tương quan của chúng ta với tiền: tiền là đầy tớ, hay đúng hơn là một phương tiện trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Nhưng nó đã trở thành một mục đích tự thân tuyệt đối, nghĩa là một thần tượng, người ta tôn thờ nó. Và đó là lý do tại sao Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: "Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và Tiền Của được " (Mt 6,24): hoặc Thiên Chúa hoặc Tiền Của.


Hôm nay, mỗi người chúng ta tự hỏi thật lòng mình: chúng ta đặt niềm tin tưởng vào ai? Nơi bản thân mình, nơi tiền bạc, hay nơi Thiên Chúa? Tất cả chúng ta bị cám dỗ đặt mình làm trung tâm, và tưởng rằng tự chúng ta có thể xây dựng đời mình và rằng đời mình chỉ được hạnh phúc nếu xây trên của cải, tiền bạc hay quyền lực. Không phải thế! Chắc chắn của cải, tiền bạc hay quyền lực có thể đem lại cảm xúc nhưng nhất thời, ảo tưởng hạnh phúc, rốt cuộc những thứ ấy lại ám ảnh chúng ta và làm cho chúng ta cứ muốn có nhiều và nhiều thêm nữa, không bao giờ thỏa mãn: "Hãy mặc lấy Đức Kitô"vào trong đời ta và đặt tin tưởng nơi Người.



Chúa là nơi ta trú ẩn, là hạnh phúc của đời ta
Chúng ta còn nhớ chuyện nhà phú hộ, ruộng nương được mùa, nên suy tính với mình rằng: " Hồn ơi! mày có chán của cải, sẵn đó cho nhiều năm; nghỉ đi! ăn uống đi! hưởng đi! Nhưng Thiên Chúa bảo nó: Ðồ ngốc! ngay đêm nay, người ta sẽ đòi ngươi trả lại hồn ngươi, mọi điều ngươi đã soạn kia sẽ về tay ai? " Và Chúa Giêsu kết luận, nếu chúng ta không không cẩn thận thì sẽ "như thế đó, kẻ lo chất kho cho mình, mà không biết làm giàu nơi Thiên Chúa" ( Lc 12, 16-21 ). Phúc cho người nào nói được như tác giả Thánh Vịnh: " Duy có nơi Thiên Chúa, hồn tôi mong được an nghỉ, tự nơi Người, ơn tế độ cho tôi. Duy có Người là tảng đá, là ơn tế độ cho tôi, là đồn trú của tôi, tôi sẽ không hề mảy may nao núng!" (Tv 61, 2-3), người ấy sẽ không thất vọng vì họ cậy dựa vào Đấng Toàn Năng. Điều này không có nghĩa là người ấy sẽ được chở che khỏi mọi thử thách, nhưng niềm tin vào Thiên Chúa đã đủ cho họ: "Hỡi anh em, hãy kể như niềm vui trọn hảo, khi anh em sa vòng trăm điều thử thách, bởi biết rằng: đức tin thí luyện của anh em làm nên kiên nhẫn; mà kiên nhẫn tất sinh quả phúc trọn lành, để anh em nên trọn lành, toàn bích, không thiếu sót về một sự gì" (Gc 1, 2-4).


Khi bàn về vấn đề tiền bạc, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nói: "Tiền bạc cho phép chúng ta hạnh phúc và làm ra của cải trên thế giới, nhưng tiền của mà thôi không đủ mang đến hạnh phúc cho chúng ta [...]Hạnh phúc là một cái gì đó mà tất cả chúng ta đều mong muốn, nhưng một trong những thảm kịch của thế gian này là con người không bao giờ tìm thấy, vì nó không ở chỗ con người tìm kiếm. Chìa khóa hạnh phúc rất đơn giản : hạnh phúc thật chỉ thấy ở nơi Thiên Chúa. Chúng ta phải can đảm đặt hy vọng tuyệt đối ở nơi Thiên Chúa, không phải nơi tiền của, nơi sự thành công thế gian, hay nơi người đời, nhưng là ở nơi Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể lấp đầy những khát vọng sâu xa nhất của lòng người" (Thư gửi các bạn trẻ trường công giáo Twickenham).
Lạy Chúa, chúng con chọn Chúa, Chúa là gia nghiệp đời con. Amen.


Tác giả:  Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

CHÚA LÀ TÌNH YÊU - CN VII TN A - 23-02-2014

Chúa Nhật 7 Thường Niên A
Trở Nên Con Cái Chúa

"Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em". Mt 5, 44

X Lời Chúa (Mt 5,38-48)
Hôm ấy, trên một ngọn núi kia, Ðức Giêsu dạy các môn đệ rằng:
38 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì anh hãy cho; ai muốn vay mượn, thì anh đừng ngoảnh mặt đi.
43 Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. 45 Như vậy anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Ðấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu?  Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?
48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Ðấng hoàn thiện."


X Suy Niệm
Khi chúng ta suy niệm bài Tin Mừng này
thì Xuân đã về trước ngõ.
Mùa Xuân làm cho lòng người rộn rã,
cỏ cây chim chóc cũng reo vui với con người.
Người ta chúc cho nhau bao điều tốt đẹp.
Ðiều tốt đẹp nhất vẫn là sự bình an trong tâm hồn,
sự bình an mua được bằng tha thứ yêu thương.


Khi dạy chúng ta đừng chống cự người ác,
Ðức Giêsu không đòi loại bỏ cảnh sát và pháp luật;
cũng không lên án những cuộc chiến tranh tự vệ.
Ngài chỉ muốn mời gọi các Kitô hữu
hãy tránh thái độ báo thù, ăn miếng trả miếng.
Tha thứ là ra khỏi vòng luẩn quẩn của oán thù,
là mở ra con đường để người kia hoán cải.
Có một vị rất tâm đắc với bài Tin Mừng này,
đó là Gandhi, người được dân Ấn-độ coi là đại thánh.
Ông là cha đẻ của chủ trương bất bạo động,
để giành lại độc lập cho đất nước từ tay người Anh.
Ông nói: "Bất bạo động là luật của loài người,
bạo động là luật của loài thú."
Chúng ta thường sợ mang tiếng là hèn nhát, khiếp nhược,
sợ kẻ ác thắng thế khi thấy ta lùi bước.
Chúng ta ít dám tin vào sức mạnh của Tình Yêu.
Chính Tình Yêu chứ không phải bạo lực
mới có thể làm trái tim con người tan chảy.


Ðức Giêsu mời gọi ta yêu thương và cầu nguyện cho kẻ thù
để trở thành con cái Cha trên trời.
Chúng ta không chỉ trở thành con Cha vào ngày Rửa tội.
Chúng ta trở thành con Cha hơn
nhờ những hành vi tha thứ yêu thương mỗi ngày.
Chúng ta thật là con, vì giống Cha,
Ðấng cho nắng ấm, mưa rơi trên kẻ lành người dữ.
Chúng ta thường khó quên một xúc phạm đã qua,
những chuyện cũ vẫn làm tim ta đau nhói.
Cần nhìn lên Cha trên trời,
Ðấng để cho cỏ lùng mọc chung với luau,
Ðấng mà ta phải nài xin ơn tha thứ mỗi ngày.
Chỉ Ngài mới làm ta quên được điều tưởng như không thể quên.


Thế giới hôm nay có nhiều sự ác và người ác.
Chúng ta phải tiêu diệt sự ác bằng sự thiện,
hoán cải người ác bằng tha thứ yêu thương.
Kitô hữu là người dám đi lại con đường của Ðức Giêsu,
chấp nhận bị sự ác vùi dập và nuốt chửng,
mà trên môi vẫn nói lời tha thứ.
Nhưng cuối cùng là phục sinh, là niềm vui, hy vọng.
Chúng ta có dám tin rằng rốt cuộc
chân lý, tình yêu và sự thiện sẽ chiến thắng không?


X Gợi Ý Chia Sẻ
Bạn có thấy những lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay là những điều không thể thực hiện được?  Có phải đó là thái độ của kẻ yếu nhược và hèn nhát không?  Theo ý bạn, Ðức Giêsu có dạy ta dung túng, bao che cho sự ác không?
Bạn đã và đang có những "kẻ thù" trong đời bạn, những người làm cho bạn phải đau khổ.  Bạn có dám sống theo lời Chúa để tha thứ, yêu thương và cầu nguyện cho họ không?


X Cầu Nguyện
Lạy Cha,
Cha đã cho chúng con sống thêm một năm,
đi thêm một đoạn đường đời.
Nhìn lại đoạn đường đã qua,
chúng con chỉ biết nói lên lời tạ ơn chân thành,
vì Cha vẫn cho chúng con sống,
và sống trong tình yêu.
Mọi biến cố vui buồn của năm qua
đều là những lời mời gọi kín đáo của Cha
để thức tỉnh, nâng đỡ và đưa chúng con lên cao.
Tạ ơn Cha
vì những gì cuộc đời đã làm cho chúng con,
và những gì chúng con đã làm được cho cuộc đời.
Xin cho chúng con sống những ngày tết dân tộc
trong tinh thần vui tươi, hoà nhã,
và không quên những ai nghèo khổ, cô đơn.
Ước gì những lời chúng con chúc cho nhau
là những lời chúc lành xuất phát từ trái tim yêu thương.
Và lạy Cha, năm mới đã đến,
trái đất lại xoay một vòng mới quanh mặt trời,
chúng con cũng muốn ở lại trong quỹ đạo của Cha,
nhận Cha là trung tâm cuộc sống,
và nhận mọi người là anh em.  Amen.
Nguồn: Trích Tập Manna A của Lm. An Ton Nguyễn Cao Siêu, SJ
MTC

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

CHÚA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LỀ LUẬT - CN VI TN A 16-02-2014

Chúa Nhật 6 Thường Niên A
Thầy Bảo Cho Anh Em Biết


 X Lời Chúa (Mt 5,17-37)
Hôm ấy, trên một ngọn núi kia, Ðức Giêsu dạy các môn đệ rằng:
17 "Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môsê hoặc lời các ngôn sứ.  Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng không thể qua đi được, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19 Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời.  Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời. 20 Vậy Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisêu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.


21 Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người.  Ai giết người, thì đáng bị đưa ra tòa. 22 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai giận anh em mình, thì phải bị đưa ra tòa.  Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì phải bị đưa ra trước Thượng Hội Ðồng.  Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì phải bị lửa hoả ngục thiêu đốt. 23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, 24 thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. 25 Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan tòa, quan tòa lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. 26 Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả heat đồng xu cuối cùng.
27 Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. 28 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi.  29 Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn toàn thân bị ném vào hỏa ngục. 


 30 Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn toàn thân phải sa hỏa ngục.
31 Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. 32 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.


33 Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Ðức Chúa. 34 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả.  Ðừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. 35 Ðừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người.  Ðừng chỉ Giêrusalem mà thề, vì đó là thành của Ðức Vua cao cả. 36 Ðừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. 37 Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không".  Thêm thắt điều gì là do ác quỷ."


X Suy Niệm
Thiên Chúa là một nhà giáo đầy kinh nghiệm.
Ngài đòi hỏi con người phải vươn lên, vươn cao lên mãi,
nhưng Ngài không đòi hỏi điều vượt quá khả năng của họ.
Khi ban Mười Ðiều Răn cho dân Ít-ra-rn, qua ông Môsê,
Ngài đưa họ ra khỏi tình trạng sống theo luật rừng.
Luật Môsê là một tiến bộ lớn trong nền luân lý,
nhưng vẫn chỉ là bước chuẩn bị cho luật của Ðức Giêsu.
Luật mới này không phá bỏ, nhưng kiện toàn luật cũ.
Kitô hữu không chỉ xét mình theo Mười Ðiều Răn,
mà hơn nữa còn xét mình theo tinh thần Bài giảng Trên núi.
Lời của Chúa Giêsu phải là thước đo để ta xét mình.
Có khi nào bạn tự kiểm dựa trên một đoạn Tin Mừng không?
Ðoạn Tin Mừng hôm nay mời ta nhìn lại miệng và mắt,
hai giác quan dễ được dùng để phạm tội.


Miệng là nơi phát xuất những lời lăng mạ, dối trá.
Lời nói biểu lộ tâm hồn con người:
lòng có đầy mới tràn ra miệng (x.Mt 12,34).
Khi đêm về, nhìn lại những gì mình đã nói,
ta thường thấy có rất ít yêu thương và sự thật,
nhưng lại đầy ắp cái tôi ích kỷ, lọc lừa.
"Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là người hoàn hảo,
có khả năng làm chủ được toàn thân (Gc 3,26).

Mắt là cơ quan tiếp thu thế giới bên ngoài.
Mắt không chỉ là cửa sổ, mà là cửa chính của tâm hồn.
Các cơn cám dỗ thường qua cửa đó mà đến với ta.
Mắt thích nhìn cái đẹp.
Eva nhìn trái cấm, Ðavít thấy người phụ nữ khỏa thân.
Cái nhìn đem lại khoái lạc
và thổi bùng lên ngọn lửa thèm muốn,
khiến người ta dám làm chuyện trái luân thường đạo lý.


Chúng ta đang bị bao vây trong một thế giới đầy hình ảnh.
Tivi, phim ảnh, sách báo, video, thời tranh, quảng cáo...
tất cả tìm cách lôi cuốn cái nhìn của ta,
kích thích khoái lạc nơi con mắt và cả thân xác.
Những điều cao qúy và thiêng liêng
như thân xác, như đời sống thầm kín vợ chồng
lại bị trở thành tầm thường, dung tục.
Tình yêu chỉ còn là vội vã chiếm đoạt thân xác nhau
trong cơn mê say nhất thời,
chứ không phải là sự trân trọng hiến dâng chính mình
trong một quyết định chín chắn và đầy trách nhiệm.
Ðức Giêsu nói đến thứ ngoại tình do cái nhìn thèm muốn.
Làm sao tôi giữ được đôi mắt trong suốt của trẻ thơ?
Làm sao để trí tưởng tượng và trí nhớ không bị vẩn đục?
Làm sao để tôi nhìn người phụ nữ như chị, em của tôi?
Làm sao để chính người phụ nữ không tự biến mình
thành đồ chơi để người khác ngắm nghía?


X Gợi Ý Chia Sẻ
"Thành thật thường thua thiệt", bạn có thấy điều đó đúng không?  Bạn có nghĩ rằng thành thật là đức tính nền tảng cho mọi tương quan giữa người với người không?
Nơi giới trẻ đã có nhiều biểu hiện của sự trụy lạc, sa đọa.  Bởi đâu có những tệ nạn như thế?  Giới trẻ công giáo đóng góp gì để bầu khí xã hội được thanh khiết?


X Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu, xin biến đổi con,
xin biến đổi con từ từ qua cầu nguyện.
Mỗi lần con thấy Chúa,
xin biến đổi ánh mắt con.
Mỗi lần con rước Chúa,
xin biến đổi môi miệng con.
Mỗi lần con nghe lời Chúa,
xin biến đổi tai con.
Xin làm cho khuôn mặt con ngời sáng hơn
sau mỗi lần gặp Chúa.
Ước chi mọi người thấy nét tươi tắn của Chúa
trong nụ cười của con,
thấy sự dịu dàng của Chúa
trong lời nói của con.
Thế giới hôm nay không cần những Kitô hữu
có bộ mặt chán nản và thất vọng.
Xin cho con biết nhẫn nại và can đảm
cũng đi với Chúa và với tha nhân
trên những nẻo đường gập ghềnh. Amen.
Nguồn: Trích Tập Manna A của Lm. An Tôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Suy Niệm Thánh Vịnh 111


2/7/2014 9:12:32 PMCHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN - Năm A
1 Ha-lê-lui-a. 
Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA, 

những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.
 
2 Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường, 
dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc.
3 Gia đình họ phú quý giàu sang, 
đức công chính của họ tồn tại muôn đời.
4 Giữa tối tăm bừng lên một ánh sáng 
chiếu rọi kẻ ngay lành : 
đó là người từ bi nhân hậu và công chính.
 
5 Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn, 
biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình.
6 Họ sẽ không bao giờ lay chuyển, 
thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân.
7 Họ không lo phải nghe tin dữ, 
hằng an tâm và tin cậy CHÚA,
8 luôn vững lòng không sợ hãi chi 
và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù.
 
9 Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc, 
đức công chính của họ tồn tại muôn đời, 
uy thế họ vươn cao rực rỡ.
10 Thấy cảnh này ác nhân tức giận, 
nghiến răng nghiến lợi và mòn mỏi héo hon, 
ước vọng của ác nhân sẽ chẳng còn.

 
Cùng Đọc Với Israel

Thánh vịnh này là thành phần của các lễ nghi Israel cử hành để canh tân Giao Ước với Thiên Chúa. Hai lần trong năm, vào ngày lễ Vượt Qua và ngày lễ LềuIsrael tái kết ước trung thành với Thiên Chúa và Lề Luật của Người…như một lời Tuyên Tín. Trong thế giới hiện nay chúng ta khó mà hình dung ra bầu khí bất an mà các dân tộc ngày xưa đã từng trải. Những mối tương quan ‘giao ước’ của các dân nhược tiểu với nước láng giềng hùng mạnh khi ấy là một vấn đề sống còn. Tất cả các tương quan liên thành, hoặc liên quốc gia được điều khiển do một toàn thể phức tạp những liên hệ vương quyền và chư hầu, các nước nhỏ phải tùng phục nước lớn, hầu mong được bảo vệ. Các khế ước của dân Hittite được các sử gia biết đến nhiều. Chính dựa trên khuôn mẫu này mà Israel quan niệm giao ước của họ với Thiên Chúa.

Thực tại Giao Ước lúc bấy giờ đặc biệt mang tính tình cảm và trấn an: thật táo bạo khi nghĩ rằng Đấng Toàn Năng tự liên kết trong tình yêu với dân Israel! Nhưng trách nhiệm! Bởi lẽ Thiên Chúa Đấng mà con người ký giao ước không phải là bất kỳ Đấng nào, nhưng chính là Thiên Chúa hằng sống, tạo hóa cả vũ trụ và con người, Đấng mà con người phải tôn trọng lề luật của Ngài. Đó chính là toàn bộ chủ đề của thánh vịnh 111, được gợi lên ngay trong hai câu mở đầu: Ha-lê-lui-a. Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Cũng giống như thánh vịnh 110, thánh vịnh 111 có 22 câu, mỗi câu mở đầu bằng một mẫu tự do thái: đây là cách giúp dễ nhớ và cũng là phương cách tác giả sử dụng để tượng trưng toàn bộ lề luật. Do cách thức văn chương trên mà các tư tưởng trong bài thay đổi thứ tự. Tuy nhiên, người ta chỉ có thể chiêm ngưỡng điều mà Lề Luật tóm lại trong hai tình yêu thiết yếu: Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa là Chúa ngươi....và yêu người anh em... Ai thực thi hai giới luật này thì được hứa ban ba hạnh phúc: con cháu đông đúc, thịnh vượng sung túc, không bị đau khổ do kẻ dữ tấn công, do rủi ro...

Một nhận xét quan trọng khác: có sự tương hợp giữa hai thánh vịnh (110 & 111). Thánh vịnh 110 chỉ đề cập đến Thiên Chúa (chủ từ của tất cả các động từ), và thánh vịnh 111 chỉ nói về người công chính (chủ từ của hầu hết các động từ). Điều ấy giúp ta xác quyết rằng mục đích giao ước giữa Thiên Chúa và con người là nhằm định dạng con người nên giống Thiên Chúa. Lưu ý một số các công thức được sử dụng trong cả hai thánh vịnh, không phải tình cờ:

+ ‘Đức công chính của Người tồn tại thiên thu’ (Tv 110)
+ ‘Đức công chính của họ tồn tại muôn đời’ (Tv 111)
 
+ ‘Chúa là Đấng từ bi nhân hậu’ (Tv 110)
+ ‘Đó là người từ bi nhân hậu và công chính’ (Tv 111)
 
Cùng Đọc Với Đức Giêsu

Việc bạo dạn ‘đồng hóa’ giữa Thiên Chúa và con người, là vật phải tùng phục Thiên Chúa, không thể không làm ta nghĩ ngay đến Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, cho dẫu tác giả thánh vịnh chắc chắn đã không thể nghĩ đến điều ấy đi nữa. Đấng Công Chính chân thật duy nhất, chính là Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Khi đặt thánh vịnh 111 cùng với tin mừng theo thánh Matthêô (5,14), Giáo Hội trong ngày Chúa Nhật V Thường niên năm A, mời gọi chúng ta suy tư về việc con người tham dự vào bản tính của Thiên Chúa, như thánh Phêrô nói trong thư của ngài ( 1Pr 1,4). Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: ‘Các con là ánh sáng thế gian’, sau khi tuyên bố: ‘Ta là ánh sáng thế gian’.

Phải đọc lại Thánh vịnh này bằng cách đặt những lời thánh vịnh vào miệng Đức Giêsu. Ai ‘yêu mến hoàn toàn thánh ý Chúa Cha’ hơn Ngài? Ai nhạy cảm vì công bình, thương xót và nhân hậu hơn Ngài? Ai ‘tự hiến cho người nghèo’ hơn Ngài? Ai đã được tôn vinh hơn Chúa Giêsu, trong sự phục sinh? Còn Thần Dữ thất trận đang nghiến răng, chính Đức Giêsu chiến thắng bằng cuộc Vượt Qua của Ngài (Ga 16,33), loan báo về chiến thắng tối hậu vào ngày cánh chung của Thiên Chúa.
 
Cùng Đọc Với Người Thời Nay

Tìm kiếm hạnh phúc chân thật. Chúng ta thường bị cám dỗ đi tìm cái hạnh phúc của trần gian này. Và cho dù là con người hiện đại, vẫn khao khát có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thành đạt trong công việc, được bảo vệ yên ổn khỏi bất hạnh. Người thời xưa, nhất là người do thái quan niệm tất cả những thành đạt ấy như dấu chỉ người ta tôn trọng bản tính của sự vật. Nhưng hạnh phúc này không phải là những điều được ‘bảo vệ’. Thiên Chúa không bảo vệ để ‘hạnh phúc’ nhưng trái lại, Người mong ước cho chúng ta được hạnh phúc: đó là từ đầu tiên của thánh vịnh, cũng như của các mối phúc. Nhưng dĩ nhiên hạnh phúc cao cả nhất không nằm trong những của cải vật chất: có một hạnh phúc chính là sự công chính…nghĩa là hạnh phúc biết chia xẻ, làm tròn bổn phận mình, biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình, cho dầu phải nghèo túng, trong một thế giới không có lương tâm.

Là người công chính. Cần phải hiểu quan niệm này để không xem thường. Người công chính là người đẹp lòng Thiên Chúa, là người sống theo thánh ý của Đấng Tạo Hóa, hoàn toàn hòa hợp, không thái quá cũng không bất cập…như khi người ta nói về việc tính toán đúng đắn, phù hợp với sự thật. Cũng thế, con người công chính khi mô phỏng chính Thiên Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Tình Yêu, xin làm cho con nên giống Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Ánh sáng, xin ban cho đời con ánh sáng của Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Đấng Thánh, xin cho con được nên hoàn thiện như Người.

Hai giới luật. Hạnh phúc của Cựu Ước luôn liên kết chặt chẽ bổn phận của con người đối với Thiên Chúa, và bổn phận của con người đối với nhau. Đức Giêsu cũng đã tóm tắt trong tình yêu tất cả đời sống luân lý của con người: ‘Điều gì các ngươi làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta’ (Mt 25). Trong thánh vịnh này, bàn về Giao Ước với Thiên Chúa, chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của những nghĩa vụ xã hội: người biết cảm thương và cho vay mượn/ Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc…Thiên Chúa là bảo đảm nhân phẩm và là Đấng cổ vũ sự bình đẳng giữa con người với nhau.
 
 
Noël Quesson, 50 Psaumes pour tous les jours, Tome II

Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê chuyển dịch

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

ANH CHỊ EM LÀ MUỐI, LÀ ÁNH SÁNG! CN V TN A 09-02-2014

Chúa Nht 5 Thường Niên A
Là Mui, Là Ánh Sáng


"Chính anh em là mui cho đời.  Nhưng mui mà nhđi, thì ly gì mui cho nó mn li?  Nó đã thành vô dng, thì ch còn vic quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. Chính anh em là ánh sáng cho trn gian.  Mt thành xây trên núi không tài nào che giđược".(Mt.5, 13-14)

I.- Li Chúa (Mt 5,13-16)
Hôm y, trên mt ngn núi kia, Ðc Giêsu dy các môn đệ rng:
13 "Chính anh em là mui cho đời.  Nhưng mui mà nht đi, thì ly gì mui cho nó mn li?  Nó đã thành vô dng, thì ch còn vic quăng ra ngoài cho người ta chà đạp thôi. 14 Chính anh em là ánh sáng cho trn gian.  Mt thành xây trên núi không tài nào che giu được.
15 Cũng chng có ai thp đèn lên ri li đặt bên dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và nó soi sáng cho mi người trong nhà.
16 Cũng vy, ánh sáng ca anh em phi chiếu giãi trước mt thiên h, để h thy nhng công vic tt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha ca anh em, Ðng ng trên tri."


II.- Suy Nim
Anh em là mui cho đời:
mt định nghĩa tuyt vi v người Kitô hu.
Kitô hu gn lin vi cuc đời, hòa mình vi mi người,
như mui thm vào thc ăn,
gi cho nó khi hư và thêm đậm đà.
V mn ca mui là yếu t quan trng.
Mn thuc v bn cht ca mui.
Mui nht chng đáng gi là mui, vì chng ướp được gì.
Khi đánh mt bn cht ca mình,
nó cũng hoàn toàn tr nên vô dng.
Anh em là ánh sáng cho trn gian:
mt định nghĩa kinh khng v người Kitô hu,
bi l ch Thiên Chúa mi là Ánh Sáng (1Ga 1,5).
Ch Ðc Giêsu mi dám nhn mình là Ánh Sáng (Ga 8,12).
Anh em là ánh sáng vì anh em gn Thy,
gn đèn thì sáng.
Thế gii hôm nay tiến b v khoa hc k thut,
nhưng li là mt thế gii nht nho, mt ý nghĩa,
mt thế gii ti tăm và vn đục.
Chúng ta hay phàn nàn v s xung cp, suy đồi,
nhưng người Kitô hu ít khi nhìn nhn
phn trách nhim ca mình trước thc trng đó.
Vì tôi là mui nht nên thế gii này vô v.
Vì tôi là đèn hết du, nên thế gii còn nhiu bóng ti.
Thế gii s mang b mt mi,
nếu chúng tôi sng đúng định nghĩa ca Ðc Giêsu.
Khi hoà mình vi đời,
chúng ta có th tr thành mui nht,
ngn đèn chúng ta có th b hết du.
Cn được ướp li bng v mn ca Ðc Giêsu,
ngn đèn cn được nuôi bng du ca Người.
Phi liên tc tr li vi Ðc Giêsu
để đừng đánh mt bn sc Kitô hu ca mình.
Anh em trong thế gian, nhưng không thuc v thế gian.
Vn còn nhiu Kitô hu, có kh năng nhưng li rt rè,
đặt ngn đèn đời mình dưới thùng.
H không dám dn thân vào đời, vì s nguy him,
vì thiếu t tin vào bn lãnh ca mình,
hay vì hiu sai thế nào là khiêm tn thc s.
Cn có nhiu Kitô hu làm băng video, viết kch, quay phim.
Cn nhiu người là văn ngh sĩ, làm nhà nghiên cu.
Cuc sng chúng ta phi ta sáng, qua bao điu tt đẹp,
để mi người nhn ra Thiên Chúa là Ngun ánh sáng
và ct tiếng ngi ca tôn vinh.


III.- Gi Ý Chia S
Bn biết gì v cha Ðc L, người có công ln trong vic sáng to ch quc ng ca dân tc Vit Nam?
Nhiu Kitô hu đã b biến cht khi dn thân vào đời.  Có cách nào hoà mình mà không đánh mt chính mình?

Anh chị em là Muối cho đời (Mt 5, 13a)
IV.- Cu Nguyn
Ly Chúa Giêsu,
t ơn Chúa đã cho chúng con
ánh sáng mt tri, mt trăng,
và ánh sáng t nhng ngun năng lượng trên mt đất.
T ơn Chúa
vì Chúa đã gi chúng con là ánh sáng.
Ðó là vinh d
và cũng là mt trách nhim nng n.
Xin cho chúng con có kh năng đẩy lui bóng ti
   ca hn thù và bt công,
   ca bun phin và tht vng.
Xin cho chúng con biết gìn gi ngn la
mà Chúa đã thp lên trong lòng chúng con,
và biết vâng theo nhng soi sáng ca Chúa
qua tng phút giây ca cuc sng.
Ly Chúa Giêsu,
cuc chiến gia ánh sáng và bóng ti
vn còn tiếp din trên thế gii và trong lòng chúng con.

Giới Trẻ CG. Hà Nội thắp nến cầu nguyện

Ước gì chúng con
đừng ch lo nguyn ra bóng ti,
nhưng can đảm thp lên nhng ngn la,

để c trái đất ngp tràn ánh sáng Chúa.
----------------------------------------------------------
Nguồn: Trích từ tập Manna A của LM. An Tôn Nguyễn Cao Siêu, SJ