Khi Giáo hội kính nhớ các thánh tử đạo, như công bố rằng, sức mạnh của “thế gian” dùng để giết chết một con người là một sức mạnh yếu, hoảng loạn và điên cuồng, vì nó không bao giờ giết chết được những xác tín đúng đắn.
Agatha được sinh ra tại Catania, Sicily, chịu tử đạo khoảng năm 251. Ngài là một trong bảy phụ nữ, ngoại trừ Đức Trinh Nữ Maria, được ghi danh trong Lễ quy Rôma.Ngài là vị thánh bảo trợ Catania, Molise, Malta, San Marino và Zamarramala, một đô thị của tỉnh Segovia ở Tây Ban Nha. Ngài cũng là thánh bổn mạng của bệnh nhân ung thư vú, liệt sỹ, y tá, hỏa hoạn, động đất, những vùng nằm trong sự phun trào của núi Etna.
Những tài liệu về Agatha bằng văn bản còn lưu giữ bao gồm: hồ sơ các lần thẩm vấn, những cuộc tra tấn, sự chịu đựng và chiến thắng của đức tin tạo thành một số tư liệu gợi ý cho văn học và nghệ thuật.
Truyền thống cho rằng Agatha thuộc về một gia đình gia đình giàu có và danh giá ở Sicily. Từ thuở nhỏ, ngài đã có ước nguyện dâng hiến cuộc sống cho Thiên Chúa nên đã từ chối những cuộc hôn nhân và chiến thắng những cám dỗ về đức khiết tịnh của mình. Quintianus, một quan chức thế giá đầy ham muốn và tham vọng, sung sướng nghĩ rằng mình có thể đạt được cả hai, nếu chinh phục được Agatha. Bị từ khước thẳng thừng, Quintianus tức giận đe doạ sẽ tố cáo Agatha là Kitô hữu, và làm áp lực với ngài bằng sắc lệnh của hoàng đế cho phép bách hại các Kitô hữu, kể cả tra tấn và cái chết. Vì thế, ông cho bắt Agatha giải đến Catana, mở màn cho cuộc đối đầu kịch tính.
Quintianus nói: “Cô phải chọn một trong hai, hoặc thờ phượng các thần của Rôma, hoặc sẽ bị tra tấn vô cùng khổ sở”, nhưng Agatha đã kiên cường và dũng cảm chứng minh cho đức tin chân thật bằng thái độ kiên định. Ngài còn tấn công vào sự sùng bái thần tượng của La Mã với những lập luận của triết học song song, ngài nói: “Các vị thần ngài tôn thờ không phải là thần, nhưng là ma quỷ trong các thần tượng bằng đá cẩm thạch và gỗ, và mạ vàng. Ngài bảo rằng họ là thần, thật ra chỉ bởi vì ngài yêu thương vợ ngài và trong ngài đầy dục vọng đến nỗi “thần thánh hoá” thứ tình dục ấy, để trở nên sự tôn thờ thần Venus, với thần Jupiter cũng vậy, ngài tôn thờ chúng vì muốn “thần thánh hoá” những tội ác và sự giết chóc ở trong chính bản thân ngài”.
Không thuyết phục được Agatha, Quintianus đã trao ngài cho chủ chứa Aphrodisia ác độc cùng với sáu cô gái mại dâm khác của bà. Agatha đã phải chịu đựng một tháng trong sự tấn công và bị sỉ nhục trong nhà thổ, để chống lại đức hạnh của ngài. Thấy mình trong tay của những kẻ bức hại đồi bại, đó là điều vô cùng khủng khiếp đối với ngài, hơn bất kỳ những sự tra tấn nào kể cả cái chết, nhưng dù vậy, Agatha luôn đặt niềm tin của mình vào Thiên Chúa.
Hằng ngày, Agatha cầu khẩn sự bảo vệ của Chúa trong nước mắt, trước những âm mưu, nỗ lực ma quỷ của họ, đừng làm cho ngài thay đổi quyết tâm của mình. Ngài nói: “Lạy Chúa Giêsu Kitô là Chúa của mọi sự. Ngài biết rõ trái tim con. Ngài biết con chỉ khát khao một mình Ngài. Xin làm cho con chiên của Ngài đây xứng đáng để khắc phục ma quỷ”. Agatha còn cầu nguyện xin cho được lòng can đảm và sức mạnh để đối phó và chấp nhận mọi cực hình, dù phải chết, chứ không từ bỏ đức tin và trinh tiết của mình, là những gì cao quý nhất của cô đã dâng hiến cho Đức Giêsu, Người mà cô đã “đính hôn”.
Sau ba mươi ngày trong “tổ quỷ”, Quintianus được thông báo về sự kiên định của Agatha, ông ra lệnh đem ngài ra xử. Đáp lại những lời đe doạ, Agatha nói: “Lòng can đảm và những xác tín của tôi được xây dựng trên đá tảng vững chắc là Đức Giêsu, cho dù phải chịu đau khổ, nó cũng không thay đổi. Lời nói của ngài chỉ như gió thoảng, lời hứa của ngài như mây đưa, những lời đe doạ của ngài như sóng đi qua. Chúng có thể ập vào lòng can đảm của tôi, nhưng tôi cho rằng, chúng sẽ không di chuyển nổi đâu”.
Quintianus cho bắt giam Agatha để khủng bố tinh thần và tra tấn thân xác. Người ta đã cắt nhũ hoa của ngài và không cho chăm sóc vết thương, nhưng Thiên Chúa đã gửi thánh Phero tới củng cố đức tin và chữa lành những vết thương của ngài.
Hôm sau, thấy Quintianus đắc chí vì sự tra tấn, sỉ nhục này, ngài nói: “Hỡi kẻ độc ác, ông không cảm thấy xấu hổ khi cho làm việc đó sao?. Ông chẳng đã từng được một người phụ nữ cho ông bú ở đó sao?”.
Tra hỏi về sự khiết tịnh, Agatha nói: “Một người tôi tớ Chúa Giêsu Kitô giữ mình đồng trinh, là vì họ được tham dự vào giới quý tộc lừng lẫy nhất và họ được tự do thật sự”. Quintianus nhạo cười các câu trả lời của ngài.
Ngày hôm sau tại toà án, ngài bị buộc tội vì là Kitô hữu và không chịu tôn thờ các thần minh. Agatha đã trả lời bằng sự kiên định rằng chính Chúa Giêsu Kitô là cuộc sống và sự cứu rỗi của mình.
Quintianus ra lệnh cho quân lính căng ngài trên một cái giá. Không thể tả xiết những đau khổ khi các gân cơ bị xé rách, kèm với những vết cào xước hai bên mình bởi các móc sắt, và sau đó thiêu cháy ngài. Trước lúc lâm chung, Agatha đã cầu nguyện: “ Lạy Chúa là Đấng Hóa Công, Ngài đã từng bảo vệ con ngay khi con còn nằm trong nôi. Ngài đã tách con ra khỏi tình yêu của thế gian, và cho con kiên nhẫn chịu đựng. Xin hãy nhận lấy linh hồn con.”
Một sự lạ xảy ra, đất bên dưới chỗ ngài bị nướng bắt đầu rung chuyển giống như một trận động đất, và một phần của bức tường đã đổ xuống Silvain, cố vấn của Quintianus.
Agatha bị giết năm 253 trong thời hoàng đế Decius, được chôn cất tại di Badia Sant'Agata, Catania và sớm nổi danh vì hay làm phép lạ trợ giúp dân Chúa. Chính thánh Lucia đã đưa mẹ ngài tới mộ của thánh Agatha để cầu xin cho mẹ được chữa lành bịnh băng huyết, tăng cường đức tin và sự hiến mình cho Thiên Chúa, như Agatha.
Tên của Agatha được đưa vào trong sổ bộ các thánh tử đạo ở Carthage, Giáo hội Rôma và Hy Lạp. Đức Giáo Hoàng Symmachus xây dựng một nhà thờ kính thánh Agatha ở Rome khoảng năm 500. Thánh Grêgôriô đã tôn tạo một Thánh đường để tôn kính các di tích của ngài. Đức Giáo hoàng Gregory II, được Agatha mộng báo, đã xây dựng một nhà thờ nổi tiếng ở Rome năm 726. Thánh Grêgôriô Cả đưa một số di tích của ngài đặt trong nhà thờ của tu viện St. Stephen, Isle ở Capreae,
Giáo Hội kính nhớ các thánh tử đạo trong các ngày lễ của lịch phụng với ý nghĩa để người tín hữu học được những bài học quý giá cho đức tin từ những sự tử đạo ấy.
Một mặt, các thánh tử đạo là những chứng nhân của Đức Giêsu, mà hạnh tích đầy rẫy những yếu tố ly kỳ diễn tả lòng trung thành bất chấp mọi áp lực và cưỡng bách thách thức đức tin của các ngài. Các thánh tử đạo đã để cho mọi người đo lường lòng trung thành của các ngài với Thiên Chúa với một tiêu chuẩn rất cao, như lời Đức Giêsu nói: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Các thánh tử đạo là “bạn hữu của Đức Giêsu, vị Chứng nhân kiên trung đầu tiên của Thiên Chúa. Mặt khác, sổ bộ các thánh tử đạo suốt lịch sử cho chúng ta thấy bản chất của “thế gian”, ngang qua các thể chế cầm quyền là luôn đối kháng, bất dung nạp các tôn giáo, hoặc biến tôn giáo thành công cụ phục vụ mưu đồ chính trị, chưa kể đến tính bất khoan dung của những quan niệm “độc tôn” của các tôn giáo đối với những người có ý kiến và niềm tin khác, cũng là yếu tố góp phần làm nên nguyên nhân gây tử đạo.
Những tài liệu về Agatha bằng văn bản còn lưu giữ bao gồm: hồ sơ các lần thẩm vấn, những cuộc tra tấn, sự chịu đựng và chiến thắng của đức tin tạo thành một số tư liệu gợi ý cho văn học và nghệ thuật.
Truyền thống cho rằng Agatha thuộc về một gia đình gia đình giàu có và danh giá ở Sicily. Từ thuở nhỏ, ngài đã có ước nguyện dâng hiến cuộc sống cho Thiên Chúa nên đã từ chối những cuộc hôn nhân và chiến thắng những cám dỗ về đức khiết tịnh của mình. Quintianus, một quan chức thế giá đầy ham muốn và tham vọng, sung sướng nghĩ rằng mình có thể đạt được cả hai, nếu chinh phục được Agatha. Bị từ khước thẳng thừng, Quintianus tức giận đe doạ sẽ tố cáo Agatha là Kitô hữu, và làm áp lực với ngài bằng sắc lệnh của hoàng đế cho phép bách hại các Kitô hữu, kể cả tra tấn và cái chết. Vì thế, ông cho bắt Agatha giải đến Catana, mở màn cho cuộc đối đầu kịch tính.
Quintianus nói: “Cô phải chọn một trong hai, hoặc thờ phượng các thần của Rôma, hoặc sẽ bị tra tấn vô cùng khổ sở”, nhưng Agatha đã kiên cường và dũng cảm chứng minh cho đức tin chân thật bằng thái độ kiên định. Ngài còn tấn công vào sự sùng bái thần tượng của La Mã với những lập luận của triết học song song, ngài nói: “Các vị thần ngài tôn thờ không phải là thần, nhưng là ma quỷ trong các thần tượng bằng đá cẩm thạch và gỗ, và mạ vàng. Ngài bảo rằng họ là thần, thật ra chỉ bởi vì ngài yêu thương vợ ngài và trong ngài đầy dục vọng đến nỗi “thần thánh hoá” thứ tình dục ấy, để trở nên sự tôn thờ thần Venus, với thần Jupiter cũng vậy, ngài tôn thờ chúng vì muốn “thần thánh hoá” những tội ác và sự giết chóc ở trong chính bản thân ngài”.
Không thuyết phục được Agatha, Quintianus đã trao ngài cho chủ chứa Aphrodisia ác độc cùng với sáu cô gái mại dâm khác của bà. Agatha đã phải chịu đựng một tháng trong sự tấn công và bị sỉ nhục trong nhà thổ, để chống lại đức hạnh của ngài. Thấy mình trong tay của những kẻ bức hại đồi bại, đó là điều vô cùng khủng khiếp đối với ngài, hơn bất kỳ những sự tra tấn nào kể cả cái chết, nhưng dù vậy, Agatha luôn đặt niềm tin của mình vào Thiên Chúa.
Hằng ngày, Agatha cầu khẩn sự bảo vệ của Chúa trong nước mắt, trước những âm mưu, nỗ lực ma quỷ của họ, đừng làm cho ngài thay đổi quyết tâm của mình. Ngài nói: “Lạy Chúa Giêsu Kitô là Chúa của mọi sự. Ngài biết rõ trái tim con. Ngài biết con chỉ khát khao một mình Ngài. Xin làm cho con chiên của Ngài đây xứng đáng để khắc phục ma quỷ”. Agatha còn cầu nguyện xin cho được lòng can đảm và sức mạnh để đối phó và chấp nhận mọi cực hình, dù phải chết, chứ không từ bỏ đức tin và trinh tiết của mình, là những gì cao quý nhất của cô đã dâng hiến cho Đức Giêsu, Người mà cô đã “đính hôn”.
Sau ba mươi ngày trong “tổ quỷ”, Quintianus được thông báo về sự kiên định của Agatha, ông ra lệnh đem ngài ra xử. Đáp lại những lời đe doạ, Agatha nói: “Lòng can đảm và những xác tín của tôi được xây dựng trên đá tảng vững chắc là Đức Giêsu, cho dù phải chịu đau khổ, nó cũng không thay đổi. Lời nói của ngài chỉ như gió thoảng, lời hứa của ngài như mây đưa, những lời đe doạ của ngài như sóng đi qua. Chúng có thể ập vào lòng can đảm của tôi, nhưng tôi cho rằng, chúng sẽ không di chuyển nổi đâu”.
Quintianus cho bắt giam Agatha để khủng bố tinh thần và tra tấn thân xác. Người ta đã cắt nhũ hoa của ngài và không cho chăm sóc vết thương, nhưng Thiên Chúa đã gửi thánh Phero tới củng cố đức tin và chữa lành những vết thương của ngài.
Hôm sau, thấy Quintianus đắc chí vì sự tra tấn, sỉ nhục này, ngài nói: “Hỡi kẻ độc ác, ông không cảm thấy xấu hổ khi cho làm việc đó sao?. Ông chẳng đã từng được một người phụ nữ cho ông bú ở đó sao?”.
Tra hỏi về sự khiết tịnh, Agatha nói: “Một người tôi tớ Chúa Giêsu Kitô giữ mình đồng trinh, là vì họ được tham dự vào giới quý tộc lừng lẫy nhất và họ được tự do thật sự”. Quintianus nhạo cười các câu trả lời của ngài.
Ngày hôm sau tại toà án, ngài bị buộc tội vì là Kitô hữu và không chịu tôn thờ các thần minh. Agatha đã trả lời bằng sự kiên định rằng chính Chúa Giêsu Kitô là cuộc sống và sự cứu rỗi của mình.
Quintianus ra lệnh cho quân lính căng ngài trên một cái giá. Không thể tả xiết những đau khổ khi các gân cơ bị xé rách, kèm với những vết cào xước hai bên mình bởi các móc sắt, và sau đó thiêu cháy ngài. Trước lúc lâm chung, Agatha đã cầu nguyện: “ Lạy Chúa là Đấng Hóa Công, Ngài đã từng bảo vệ con ngay khi con còn nằm trong nôi. Ngài đã tách con ra khỏi tình yêu của thế gian, và cho con kiên nhẫn chịu đựng. Xin hãy nhận lấy linh hồn con.”
Một sự lạ xảy ra, đất bên dưới chỗ ngài bị nướng bắt đầu rung chuyển giống như một trận động đất, và một phần của bức tường đã đổ xuống Silvain, cố vấn của Quintianus.
Agatha bị giết năm 253 trong thời hoàng đế Decius, được chôn cất tại di Badia Sant'Agata, Catania và sớm nổi danh vì hay làm phép lạ trợ giúp dân Chúa. Chính thánh Lucia đã đưa mẹ ngài tới mộ của thánh Agatha để cầu xin cho mẹ được chữa lành bịnh băng huyết, tăng cường đức tin và sự hiến mình cho Thiên Chúa, như Agatha.
Tên của Agatha được đưa vào trong sổ bộ các thánh tử đạo ở Carthage, Giáo hội Rôma và Hy Lạp. Đức Giáo Hoàng Symmachus xây dựng một nhà thờ kính thánh Agatha ở Rome khoảng năm 500. Thánh Grêgôriô đã tôn tạo một Thánh đường để tôn kính các di tích của ngài. Đức Giáo hoàng Gregory II, được Agatha mộng báo, đã xây dựng một nhà thờ nổi tiếng ở Rome năm 726. Thánh Grêgôriô Cả đưa một số di tích của ngài đặt trong nhà thờ của tu viện St. Stephen, Isle ở Capreae,
Giáo Hội kính nhớ các thánh tử đạo trong các ngày lễ của lịch phụng với ý nghĩa để người tín hữu học được những bài học quý giá cho đức tin từ những sự tử đạo ấy.
Một mặt, các thánh tử đạo là những chứng nhân của Đức Giêsu, mà hạnh tích đầy rẫy những yếu tố ly kỳ diễn tả lòng trung thành bất chấp mọi áp lực và cưỡng bách thách thức đức tin của các ngài. Các thánh tử đạo đã để cho mọi người đo lường lòng trung thành của các ngài với Thiên Chúa với một tiêu chuẩn rất cao, như lời Đức Giêsu nói: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13). Các thánh tử đạo là “bạn hữu của Đức Giêsu, vị Chứng nhân kiên trung đầu tiên của Thiên Chúa. Mặt khác, sổ bộ các thánh tử đạo suốt lịch sử cho chúng ta thấy bản chất của “thế gian”, ngang qua các thể chế cầm quyền là luôn đối kháng, bất dung nạp các tôn giáo, hoặc biến tôn giáo thành công cụ phục vụ mưu đồ chính trị, chưa kể đến tính bất khoan dung của những quan niệm “độc tôn” của các tôn giáo đối với những người có ý kiến và niềm tin khác, cũng là yếu tố góp phần làm nên nguyên nhân gây tử đạo.
Thánh Nữ Agatha, Đồng trinh Tử Đạo, mừng kính ngày 5-2
Nói rằng "máu của các vị tử đạo" làm nẩy mầm đức tin có nghĩa là sự thật luôn đứng về phía Thiên Chúa, tố cáo các cuộc chiến tranh và bạo lực của con người, đồng thời "máu của các vị tử đạo" nuôi dưỡng của Giáo Hội, điều đó có nghĩa là truyền cảm hứng cho những thế hệ sau đó biết quý trọng đức tin của mình, một đức tin phát sinh đức ái, các ngài chấp nhận mọi sự với lòng thứ tha tuyệt đỉnh.
Khi Giáo hội kính nhớ cuộc tử đạo của thánh Agatha, như được chính ngài dạy rằng, sức mạnh của “thế gian” dùng để giết chết một con người là một sức mạnh yếu, hoảng loạn và điên cuồng, vì nó không bao giờ giết chết được những xác tín đúng đắn. Có lẽ Agatha thách thức chúng ta phải suy nghĩ lại cách chúng ta sống trên thế giới. Có lẽ ngài cầu xin Chúa ngăn chặn sự giết chóc này, giúp mọi người học cách sống tôn trọng lẫn nhau trong sự bình an và yêu mến hòa bình.
Tác giả bài viết: khango
http://ngokhe.net/ngokhe/vi/news/Hanh-cac-thanh/Tha-nh-Agatha-do-ng-trinh-tu-da-o-Le-nho-ngay-5-2-204/
Thánh Nữ Agatha đã từng sống và vui lòng chấp nhận mọi cực hình ác độc cùng cái chết để bảo vệ thành công Đức Tin, Đức khiết trinh của mình trước bao quyền. Nguyện xin Thánh Nhân tích cực cầu bầu cùng Chúa giúp chúng con luôn biết noi gương ngài giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày đầy cạm bẫy thử thách hiện nay.
Trả lờiXóa