2/7/2014 9:12:32 PMCHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN - Năm A
1 Ha-lê-lui-a.
Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA,
những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.
2 Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường,
dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc.3 Gia đình họ phú quý giàu sang,
đức công chính của họ tồn tại muôn đời.4 Giữa tối tăm bừng lên một ánh sáng
chiếu rọi kẻ ngay lành :
đó là người từ bi nhân hậu và công chính.
5 Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn,
biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình.6 Họ sẽ không bao giờ lay chuyển,
thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân.7 Họ không lo phải nghe tin dữ,
hằng an tâm và tin cậy CHÚA,8 luôn vững lòng không sợ hãi chi
và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù.
9 Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc,
đức công chính của họ tồn tại muôn đời,
uy thế họ vươn cao rực rỡ.10 Thấy cảnh này ác nhân tức giận,
nghiến răng nghiến lợi và mòn mỏi héo hon,
ước vọng của ác nhân sẽ chẳng còn.
Cùng Đọc VớiIsrael
Thánh vịnh này là thành phần của các lễ nghiIsrael cử hành để canh tân Giao Ước với Thiên Chúa. Hai lần trong năm, vào ngày lễ Vượt Qua và ngày lễ Lều , Israel tái kết ước trung thành với Thiên Chúa và Lề Luật của Người…như một lời Tuyên Tín. Trong thế giới hiện nay chúng ta khó mà hình dung ra bầu khí bất an mà các dân tộc ngày xưa đã từng trải. Những mối tương quan ‘giao ước’ của các dân nhược tiểu với nước láng giềng hùng mạnh khi ấy là một vấn đề sống còn. Tất cả các tương quan liên thành, hoặc liên quốc gia được điều khiển do một toàn thể phức tạp những liên hệ vương quyền và chư hầu, các nước nhỏ phải tùng phục nước lớn, hầu mong được bảo vệ. Các khế ước của dân Hittite được các sử gia biết đến nhiều. Chính dựa trên khuôn mẫu này mà Israel quan niệm giao ước của họ với Thiên Chúa.
Thực tại Giao Ước lúc bấy giờ đặc biệt mang tính tình cảm và trấn an: thật táo bạo khi nghĩ rằng Đấng Toàn Năng tự liên kết trong tình yêu với dânIsrael ! Nhưng trách nhiệm! Bởi lẽ Thiên Chúa Đấng mà con người ký giao ước không phải là bất kỳ Đấng nào, nhưng chính là Thiên Chúa hằng sống, tạo hóa cả vũ trụ và con người, Đấng mà con người phải tôn trọng lề luật của Ngài. Đó chính là toàn bộ chủ đề của thánh vịnh 111, được gợi lên ngay trong hai câu mở đầu: Ha-lê-lui-a. Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban. Cũng giống như thánh vịnh 110, thánh vịnh 111 có 22 câu, mỗi câu mở đầu bằng một mẫu tự do thái: đây là cách giúp dễ nhớ và cũng là phương cách tác giả sử dụng để tượng trưng toàn bộ lề luật. Do cách thức văn chương trên mà các tư tưởng trong bài thay đổi thứ tự. Tuy nhiên, người ta chỉ có thể chiêm ngưỡng điều mà Lề Luật tóm lại trong hai tình yêu thiết yếu: Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa là Chúa ngươi....và yêu người anh em... Ai thực thi hai giới luật này thì được hứa ban ba hạnh phúc: con cháu đông đúc, thịnh vượng sung túc, không bị đau khổ do kẻ dữ tấn công, do rủi ro...
Một nhận xét quan trọng khác: có sự tương hợp giữa hai thánh vịnh (110 & 111). Thánh vịnh 110 chỉ đề cập đến Thiên Chúa (chủ từ của tất cả các động từ), và thánh vịnh 111 chỉ nói về người công chính (chủ từ của hầu hết các động từ). Điều ấy giúp ta xác quyết rằng mục đích giao ước giữa Thiên Chúa và con người là nhằm định dạng con người nên giống Thiên Chúa. Lưu ý một số các công thức được sử dụng trong cả hai thánh vịnh, không phải tình cờ:
+ ‘Đức công chính của Người tồn tại thiên thu’ (Tv 110)
+ ‘Đức công chính của họ tồn tại muôn đời’ (Tv 111)
+ ‘Chúa là Đấng từ bi nhân hậu’ (Tv 110)
+ ‘Đó là người từ bi nhân hậu và công chính’ (Tv 111)
Cùng Đọc Với Đức Giêsu
Việc bạo dạn ‘đồng hóa’ giữa Thiên Chúa và con người, là vật phải tùng phục Thiên Chúa, không thể không làm ta nghĩ ngay đến Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, cho dẫu tác giả thánh vịnh chắc chắn đã không thể nghĩ đến điều ấy đi nữa. Đấng Công Chính chân thật duy nhất, chính là Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Khi đặt thánh vịnh 111 cùng với tin mừng theo thánh Matthêô (5,14), Giáo Hội trong ngày Chúa Nhật V Thường niên năm A, mời gọi chúng ta suy tư về việc con người tham dự vào bản tính của Thiên Chúa, như thánh Phêrô nói trong thư của ngài ( 1Pr 1,4). Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: ‘Các con là ánh sáng thế gian’, sau khi tuyên bố: ‘Ta là ánh sáng thế gian’.
Phải đọc lại Thánh vịnh này bằng cách đặt những lời thánh vịnh vào miệng Đức Giêsu. Ai ‘yêu mến hoàn toàn thánh ý Chúa Cha’ hơn Ngài? Ai nhạy cảm vì công bình, thương xót và nhân hậu hơn Ngài? Ai ‘tự hiến cho người nghèo’ hơn Ngài? Ai đã được tôn vinh hơn Chúa Giêsu, trong sự phục sinh? Còn Thần Dữ thất trận đang nghiến răng, chính Đức Giêsu chiến thắng bằng cuộc Vượt Qua của Ngài (Ga 16,33), loan báo về chiến thắng tối hậu vào ngày cánh chung của Thiên Chúa.
Cùng Đọc Với Người Thời Nay
Tìm kiếm hạnh phúc chân thật. Chúng ta thường bị cám dỗ đi tìm cái hạnh phúc của trần gian này. Và cho dù là con người hiện đại, vẫn khao khát có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thành đạt trong công việc, được bảo vệ yên ổn khỏi bất hạnh. Người thời xưa, nhất là người do thái quan niệm tất cả những thành đạt ấy như dấu chỉ người ta tôn trọng bản tính của sự vật. Nhưng hạnh phúc này không phải là những điều được ‘bảo vệ’. Thiên Chúa không bảo vệ để ‘hạnh phúc’ nhưng trái lại, Người mong ước cho chúng ta được hạnh phúc: đó là từ đầu tiên của thánh vịnh, cũng như của các mối phúc. Nhưng dĩ nhiên hạnh phúc cao cả nhất không nằm trong những của cải vật chất: có một hạnh phúc chính là sự công chính…nghĩa là hạnh phúc biết chia xẻ, làm tròn bổn phận mình, biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình, cho dầu phải nghèo túng, trong một thế giới không có lương tâm.
Là người công chính. Cần phải hiểu quan niệm này để không xem thường. Người công chính là người đẹp lòng Thiên Chúa, là người sống theo thánh ý của Đấng Tạo Hóa, hoàn toàn hòa hợp, không thái quá cũng không bất cập…như khi người ta nói về việc tính toán đúng đắn, phù hợp với sự thật. Cũng thế, con người công chính khi mô phỏng chính Thiên Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Tình Yêu, xin làm cho con nên giống Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Ánh sáng, xin ban cho đời con ánh sáng của Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Đấng Thánh, xin cho con được nên hoàn thiện như Người.
Hai giới luật. Hạnh phúc của Cựu Ước luôn liên kết chặt chẽ bổn phận của con người đối với Thiên Chúa, và bổn phận của con người đối với nhau. Đức Giêsu cũng đã tóm tắt trong tình yêu tất cả đời sống luân lý của con người: ‘Điều gì các ngươi làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta’ (Mt 25). Trong thánh vịnh này, bàn về Giao Ước với Thiên Chúa, chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của những nghĩa vụ xã hội: người biết cảm thương và cho vay mượn/ Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc…Thiên Chúa là bảo đảm nhân phẩm và là Đấng cổ vũ sự bình đẳng giữa con người với nhau.
Noël Quesson, 50 Psaumes pour tous les jours, Tome II
Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA,
những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.
2 Trên mặt đất, con cháu của họ sẽ hùng cường,
dòng dõi kẻ ngay lành được Chúa thương giáng phúc.3 Gia đình họ phú quý giàu sang,
đức công chính của họ tồn tại muôn đời.4 Giữa tối tăm bừng lên một ánh sáng
chiếu rọi kẻ ngay lành :
đó là người từ bi nhân hậu và công chính.
5 Phúc thay người biết cảm thương và cho vay mượn,
biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình.6 Họ sẽ không bao giờ lay chuyển,
thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân.7 Họ không lo phải nghe tin dữ,
hằng an tâm và tin cậy CHÚA,8 luôn vững lòng không sợ hãi chi
và rốt cuộc coi khinh lũ địch thù.
9 Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc,
đức công chính của họ tồn tại muôn đời,
uy thế họ vươn cao rực rỡ.10 Thấy cảnh này ác nhân tức giận,
nghiến răng nghiến lợi và mòn mỏi héo hon,
ước vọng của ác nhân sẽ chẳng còn.
Cùng Đọc Với
Thánh vịnh này là thành phần của các lễ nghi
Thực tại Giao Ước lúc bấy giờ đặc biệt mang tính tình cảm và trấn an: thật táo bạo khi nghĩ rằng Đấng Toàn Năng tự liên kết trong tình yêu với dân
Một nhận xét quan trọng khác: có sự tương hợp giữa hai thánh vịnh (110 & 111). Thánh vịnh 110 chỉ đề cập đến Thiên Chúa (chủ từ của tất cả các động từ), và thánh vịnh 111 chỉ nói về người công chính (chủ từ của hầu hết các động từ). Điều ấy giúp ta xác quyết rằng mục đích giao ước giữa Thiên Chúa và con người là nhằm định dạng con người nên giống Thiên Chúa. Lưu ý một số các công thức được sử dụng trong cả hai thánh vịnh, không phải tình cờ:
+ ‘Đức công chính của Người tồn tại thiên thu’ (Tv 110)
+ ‘Đức công chính của họ tồn tại muôn đời’ (Tv 111)
+ ‘Chúa là Đấng từ bi nhân hậu’ (Tv 110)
+ ‘Đó là người từ bi nhân hậu và công chính’ (Tv 111)
Cùng Đọc Với Đức Giêsu
Việc bạo dạn ‘đồng hóa’ giữa Thiên Chúa và con người, là vật phải tùng phục Thiên Chúa, không thể không làm ta nghĩ ngay đến Đức Giêsu, Thiên Chúa làm người, cho dẫu tác giả thánh vịnh chắc chắn đã không thể nghĩ đến điều ấy đi nữa. Đấng Công Chính chân thật duy nhất, chính là Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế.
Khi đặt thánh vịnh 111 cùng với tin mừng theo thánh Matthêô (5,14), Giáo Hội trong ngày Chúa Nhật V Thường niên năm A, mời gọi chúng ta suy tư về việc con người tham dự vào bản tính của Thiên Chúa, như thánh Phêrô nói trong thư của ngài ( 1Pr 1,4). Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: ‘Các con là ánh sáng thế gian’, sau khi tuyên bố: ‘Ta là ánh sáng thế gian’.
Phải đọc lại Thánh vịnh này bằng cách đặt những lời thánh vịnh vào miệng Đức Giêsu. Ai ‘yêu mến hoàn toàn thánh ý Chúa Cha’ hơn Ngài? Ai nhạy cảm vì công bình, thương xót và nhân hậu hơn Ngài? Ai ‘tự hiến cho người nghèo’ hơn Ngài? Ai đã được tôn vinh hơn Chúa Giêsu, trong sự phục sinh? Còn Thần Dữ thất trận đang nghiến răng, chính Đức Giêsu chiến thắng bằng cuộc Vượt Qua của Ngài (Ga 16,33), loan báo về chiến thắng tối hậu vào ngày cánh chung của Thiên Chúa.
Cùng Đọc Với Người Thời Nay
Tìm kiếm hạnh phúc chân thật. Chúng ta thường bị cám dỗ đi tìm cái hạnh phúc của trần gian này. Và cho dù là con người hiện đại, vẫn khao khát có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thành đạt trong công việc, được bảo vệ yên ổn khỏi bất hạnh. Người thời xưa, nhất là người do thái quan niệm tất cả những thành đạt ấy như dấu chỉ người ta tôn trọng bản tính của sự vật. Nhưng hạnh phúc này không phải là những điều được ‘bảo vệ’. Thiên Chúa không bảo vệ để ‘hạnh phúc’ nhưng trái lại, Người mong ước cho chúng ta được hạnh phúc: đó là từ đầu tiên của thánh vịnh, cũng như của các mối phúc. Nhưng dĩ nhiên hạnh phúc cao cả nhất không nằm trong những của cải vật chất: có một hạnh phúc chính là sự công chính…nghĩa là hạnh phúc biết chia xẻ, làm tròn bổn phận mình, biết theo lẽ phải mà thu xếp công việc mình, cho dầu phải nghèo túng, trong một thế giới không có lương tâm.
Là người công chính. Cần phải hiểu quan niệm này để không xem thường. Người công chính là người đẹp lòng Thiên Chúa, là người sống theo thánh ý của Đấng Tạo Hóa, hoàn toàn hòa hợp, không thái quá cũng không bất cập…như khi người ta nói về việc tính toán đúng đắn, phù hợp với sự thật. Cũng thế, con người công chính khi mô phỏng chính Thiên Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Tình Yêu, xin làm cho con nên giống Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Ánh sáng, xin ban cho đời con ánh sáng của Chúa. Lạy Chúa, Chúa là Đấng Thánh, xin cho con được nên hoàn thiện như Người.
Hai giới luật. Hạnh phúc của Cựu Ước luôn liên kết chặt chẽ bổn phận của con người đối với Thiên Chúa, và bổn phận của con người đối với nhau. Đức Giêsu cũng đã tóm tắt trong tình yêu tất cả đời sống luân lý của con người: ‘Điều gì các ngươi làm cho một trong những kẻ bé mọn nhất của Ta đây là làm cho chính Ta’ (Mt 25). Trong thánh vịnh này, bàn về Giao Ước với Thiên Chúa, chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của những nghĩa vụ xã hội: người biết cảm thương và cho vay mượn/ Kẻ túng nghèo, họ rộng tay làm phúc…Thiên Chúa là bảo đảm nhân phẩm và là Đấng cổ vũ sự bình đẳng giữa con người với nhau.
Noël Quesson, 50 Psaumes pour tous les jours, Tome II
Lm. Phêrô Phạm Ngọc Lê chuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét