“VÌ NGƯƠI ĐÃ TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ, NGƯƠI HÃY VÀO HƯỞNG SỰ VUI MỪNG CỦA CHỦ NGƯƠI”.Mt 25, 23b
BÀI ĐỌC I: 1 Tx 4, 9-11 (Hl 9-12)
“Chính anh em đã được Thiên Chúa dạy cho biết phải thương yêu nhau”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
“Chính anh em đã được Thiên Chúa dạy cho biết phải thương yêu nhau”.
Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica.
Anh em thân mến, về tình bác ái huynh đệ, thì chúng tôi không cần viết cho anh em: vì chính anh em đã được Thiên Chúa dạy cho biết phải thương yêu nhau. Vì chưng anh em đã thi hành điều đó với mọi anh em trong toàn xứ Macêđônia. Nhưng, anh em thân mến, chúng tôi xin anh em hãy tiến tới hơn nữa, hãy cố gắng sống cho hoà thuận, thi hành các việc bổn phận, dùng tay mà làm việc như chúng tôi đã truyền dạy anh em, ăn ở lương thiện với những người ngoài, và khỏi cần nhờ đến ai.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 97, 1. 7-8. 9
Đáp: Chúa ngự trị cai quản chư dân trong đường chính trực (c. 9).
Đáp: Chúa ngự trị cai quản chư dân trong đường chính trực (c. 9).
1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu. Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện của Người. – Đáp.
2) Biển khơi và muôn vật trong đó hãy rống tiếng lên; cả địa cầu và những dân cư ngụ ở trong cũng thế. Các sông ngòi hãy vỗ tay reo, đồng thời các núi non hãy hân hoan nhảy nhót. – Đáp.
3) Trước thiên nhan Chúa, vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người cai quản địa cầu với đức công minh, và cai quản chư dân trong đường chánh trực. – Đáp.
2) Biển khơi và muôn vật trong đó hãy rống tiếng lên; cả địa cầu và những dân cư ngụ ở trong cũng thế. Các sông ngòi hãy vỗ tay reo, đồng thời các núi non hãy hân hoan nhảy nhót. – Đáp.
3) Trước thiên nhan Chúa, vì Người ngự tới, vì Người ngự tới cai quản địa cầu. Người cai quản địa cầu với đức công minh, và cai quản chư dân trong đường chánh trực. – Đáp.
ALLELUIA: 2 Tx 2, 14
Alleluia, alleluia! – Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. – Alleluia.
Alleluia, alleluia! – Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. – Alleluia.
BÀI TIN MỪNG: Mt 25, 14-30
“Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
“Vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: “Có một người kia sắp đi xa, liền gọi các đầy tớ đến mà giao phó tài sản của ông. Ông trao cho người này năm nén bạc, người kia hai nén, người khác nữa một nén, tùy theo khả năng mỗi người, đoạn ông ra đi. Người lãnh năm nén bạc, ra đi và dùng tiền ấy buôn bán làm lợi được năm nén khác. Cũng vậy, người lãnh hai nén cũng làm lợi ra hai nén khác. Còn người lãnh một nén, thì đi đào lỗ chôn giấu tiền của chủ mình. Sau một thời gian lâu dài, ông chủ các đầy tớ trở về và đòi họ tính sổ. Vậy người lãnh năm nén bạc đến, mang theo năm nén khác mà nói rằng: ‘Thưa ông, ông đã trao cho tôi năm nén bạc, đây tôi làm lợi được năm nén khác’. Ông chủ bảo người ấy rằng: ‘Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi’. Người đã lãnh hai nén bạc cũng đến và nói: ‘Thưa ông, ông đã trao cho tôi hai nén bạc, đây tôi đã làm lợi được hai nén khác’. Ông chủ bảo người ấy rằng: ‘Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, vì ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi’.
“Còn người lãnh một nén bạc đến và nói: ‘Thưa ông, tôi biết ông là người keo kiệt, gặt chỗ không gieo và thu nơi không phát, nên tôi khiếp sợ đi chôn giấu nén bạc của ông dưới đất. Đây của ông, xin trả lại ông”. Ông chủ trả lời người ấy rằng: “Hỡi đầy tớ hư thân và biếng nhác, ngươi đã biết ta gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát: vậy lẽ ra ngươi phải giao bạc của ta cho người đổi tiền, và khi ta trở về, ta sẽ thu cả vốn lẫn lời. Bởi thế, các ngươi hãy lấy nén bạc lại mà trao cho người có mười nén. Vì người có sẽ cho thêm và sẽ được dư dật, còn kẻ chẳng có, thì vật gì coi như của nó, cũng lấy đi. Còn tên đầy tớ vô dụng, các ngươi hãy ném nó ra ngoài vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc, nghiến răng”.
Đó là lời Chúa.
_________________________
_________________________
PHẦN MỞ ĐẦU:
Các Bài Đọc hôm nay nhắc nhở cho con người luôn biết ý thức về tội lỗi và phải biết luôn chuẩn bị cho ngày tận thế của mình.
TRONG BÀI ĐỌC I Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Thêxalônica, thánh Phaolô khuyên các tín hữu luôn biết chuẩn bị cho Ngày Chúa Đến, bằng cách chuẩn bị sẵn sàng và tỉnh thức. Cách chuẩn bị hay nhất là sống như hôm nay là ngày cuối đời của mình.
TRONG BÀI TIN MỪNG theo thánh Mattheu, Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn “Những nén bạc” để nói về cuộc phán xét của Thiên Chúa dành cho mỗi người khi chấm dứt cuộc đời này.
(theo Lm. Anthony Đinh Minh Tiên, OP)
Chúng ta bắt đầu bước vào Bài Tin mừng:
________________________________
________________________________
BÀI CHIA SẺ (Mt 25, 14-30)
BỐI CẢNH BÀI TIN MỪNG:
Hôm nay thứ Bảy tuần XXI Thường niên, chúng ta vẫn tiếp tục ở trong Chương 25 Phúc âm Matthêu.
Hai ngày nay ta đã nói rất nhiều về chân lý:
+ Chân lý dành cho mỗi người: “AI CŨNG PHẢI CHẾT”, vì có sinh ắt có tử.
+ Chân lý dành cho toàn thể vũ trụ: “VŨ TRỤ CÓ KHỞI ĐẦU, PHẢI CÓ NGÀY KẾT THÚC”.
+ Chân lý dành cho toàn thể vũ trụ: “VŨ TRỤ CÓ KHỞI ĐẦU, PHẢI CÓ NGÀY KẾT THÚC”.
Tận thế, nó kinh khủng thế nào, thì ai cũng có thể tưởng tượng, mặc dù nó chưa xảy ra.
Trong các sách Phúc âm, có lẽ chỉ có thánh sử Luca mới hé mở ít nhiều cho ta biết cảnh tận thế này, vì thế từ tuần lễ XXII Thường niên, Phụng vụ sẽ tạm biệt thánh sử Matthêu để chuyển sang thánh sử Luca cho ta hiểu những gì Chúa Giêsu mạc khải về Ngày Cánh chung, để ta sống những tâm tình thật đứng đắn, đạo đức trong thời điểm cuối năm Phụng vụ, chờ Ngày Chúa đến với mỗi người.
Nhưng có một câu hỏi được đặt ra:
SAU KHI KẾT THÚC (CHẾT) SẼ LÀ GÌ?
Không ai biết, vì chúng ta vẫn còn sống, và ngay cả những người đã chết cũng không được phép hiện về để nói cho ta biết.
Hôm nay ta sẽ đi vào câu hỏi đó dựa trên Lời Chúa.
Chương 25 của Matthêu sẽ cho ta câu trả lời:
Sau khi kết thúc dành cho mỗi người và vũ trụ sẽ là 2 CUỘC PHÁN XÉT: Cuộc phán xét riêng – cuộc phán xét chung.
+ CUỘC PHÁN XÉT RIÊNG (Mt 25, 14-30).
+ CUỘC PHÁN XÉT CHUNG (Mt 25, 31 – 46).
Độc giả có thể đặt câu hỏi: Tại sao lại phải có 2 cuộc phán xét như vậy?
Thưa để mỗi người phải trả lẽ trước mặt Chúa về những gì mình đã làm khi còn sống trên đời này.
Tất cả những sự dối trá, cảnh đàn áp, bóc lột, tham nhũng, sự lười biếng,… đều được phơi bày ra ánh sáng.
Không ai thoát được 2 cuộc phán xét này, dù là Cộng sản hay Tư bản, dù là phong kiến hay Cộng hoà, dù là da trắng, da đen, da đỏ, da vàng, dù là văn minh hay mọi rợ,…tất cả phải trả lẽ trước mặt Chúa.
Sẽ không có cảnh hối lộ, chạy chọt mà bọn tiểu nhân thường sử dụng khi còn sống.
Không những ta chịu cuộc phán xét riêng, mà còn phải chịu cuộc phán xét chung, vì mỗi người khi còn sống đều có ảnh hưởng trên tập thể và ngược lại.
Trong bài Tin mừng hôm nay, sau khi ông chủ đi xa trở về, ông đã gọi các đầy tớ lại, để thẩm tra mỗi người đã làm gì với những nén bạc ông đã giao trước khi lên đường.
Mỗi người có bổn phận phải trả lời cho ông. Trong số các đầy tớ, có người siêng năng chăm chỉ đã làm sinh lời nén bạc chủ đã giao, nhưng có kẻ lại lười biếng.
Chủ đã phán xét mỗi người tuỳ theo việc họ đã làm. Đó là hình ảnh cho CUỘC PHÁN XÉT RIÊNG sau này.
Câu chủ lực trong Bài Tin mừng hôm nay, đó là:
“”VÌ NGƯƠI ĐÃ TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ, NGƯƠI HÃY VÀO HƯỞNG SỰ VUI MỪNG CỦA CHỦ NGƯƠI”.
Cụm từ ấn tượng nhất, đó là: “TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ”, ở đây là “việc nhỏ”, chứ không phải việc lớn.
Đối với ông chủ đó là việc nhỏ, vì nó không là gì so với tài sản của ông đang có.
Nhưng đối với Chúa, không có việc gì là lớn hay nhỏ. Lớn hay nhỏ là tuỳ theo thành tâm thiện chí, tuỳ theo động của ta khi làm việc đó. Vì thế dù là một việc nhỏ nhặt nhất, nhưng trong cuộc phán xét, nó xứng đáng được thưởng bằng những phần thưởng lớn, vì ta đã làm trong tình yêu mến.
Đó là bối cảnh của Bài Tin mừng hôm nay.
Chúng ta bắt đầu bước vào Bài Tin mừng:
___________________________
___________________________
DỤ NGÔN NHỮNG NÉN BẠC có tất cả 3 hồi:
A/. HỒI THỨ NHẤT:
“KHI ẤY, CHÚA GIÊSU PHÁN CÙNG CÁC MÔN ĐỆ DỤ NGÔN NÀY RẰNG: “CÓ MỘT NGƯỜI KIA SẮP ĐI XA, LIỀN GỌI CÁC ĐẦY TỚ ĐẾN MÀ GIAO PHÓ TÀI SẢN CỦA ÔNG. ÔNG TRAO CHO NGƯỜI NÀY NĂM NÉN BẠC, NGƯỜI KIA HAI NÉN, NGƯỜI KHÁC NỮA MỘT NÉN, TÙY THEO KHẢ NĂNG MỖI NGƯỜI, ĐOẠN ÔNG RA ĐI”
Các nhân vật trong dụ ngôn:
+ Ông chủ: Ý ám chỉ Thiên Chúa.
+ Các đầy tớ: ám chỉ mỗi người chúng ta.
+ Nén bạc:
+ Các đầy tớ: ám chỉ mỗi người chúng ta.
+ Nén bạc:
ám chỉ những hồng ân, những khả năng Chúa ban cho mỗi người để phát triển nó trong cuộc đời. Hồng ân lớn nhất Chúa ban cho ta, đó là đức tin. Đức tin chính là món quà quý nhất Chúa ban cho chúng ta một cách nhưng không, để ta trở thành con cái Chúa.
Thời Chúa Giêsu, nén bạc có giá trị rất lớn, nó có giá trị tương đương với sáu ngàn ngày công lao động của các công nhân bậc trung. Nếu tính theo số năm: 1 năm = 365 ngày, thì một nén bạc tương đương với khoảng 20 năm lao động. Nó là cả một gia tài.
“CÓ MỘT NGƯỜI KIA SẮP ĐI XA”.
Đó là cụm từ Kinh thánh thường dùng để diễn tả sự vắng mặt của Thiên Chúa. Ông chủ đi đâu?
Matthêu không nói, nhưng ông cần phải đi để cho các đầy tớ có cơ hội phát triển tình yêu mến và sự trung thành đối với chủ.
Cũng như ông thầy, cần phải buông học trò của mình để nó có cơ hội cọ xát với thực tế cuộc đời. Nếu ông thầy cứ ở mãi bên học trò, thì người học trò không thể vươn lớn và trưởng thành được.
Thiên Chúa cũng vậy, Ngài cần phải vắng mặt để tạo cơ hội cho con cái Ngài phát triển.
Nhưng nhiều lúc chúng ta than trách sự vắng mặt của Thiên Chúa khi gặp đau khổ và thử thách, đó là lúc ta chưa tiếp thu được bài học: THIÊN CHÚA PHẢI ĐI XA”.
“LIỀN GỌI CÁC ĐẦY TỚ ĐẾN MÀ GIAO PHÓ TÀI SẢN CỦA ÔNG”.
Ông chủ trong Dụ ngôn thật mạo hiểm và liều lĩnh khi dám giao tài sản mà ông phải vất vả làm ra, cho các đầy tớ. Nhưng ông dám giao vì ông tin vào các đầy tớ của mình. Bao nhiêu năm họ ở với ông, ông hiểu rõ tính nết và khả năng mỗi người cũng như lòng trung thành của họ.
Bây giờ là lúc ông phải lao vào canh bạc lớn: 5 ăn 5 thua để thử thách lòng trung thành của các đầy tớ.
Liệu các đầy tớ có bảo quản, làm sinh lợi tài sản của ông không hay phá nát nó bằng các cuộc ăn nhậu, bằng các trò đỏ đen,…. Ông đã lường hết các trường hợp này, nhưng vẫn chấp nhận thử, chấp nhận giao tài sản của ông cho họ.
Giả sử ông bị thua canh bạc này, mất hết tài sản, ông còn được một tài sản lớn khác đó là được các đây tớ trung thành với ông.
“ÔNG TRAO CHO NGƯỜI NÀY NĂM NÉN BẠC, NGƯỜI KIA HAI NÉN, NGƯỜI KHÁC NỮA MỘT NÉN, TÙY THEO KHẢ NĂNG MỖI NGƯỜI”.
Cách giao tài sản của ông chủ cho các đầy tớ làm nổi bật lên 2 vấn đề:
+ VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: ÔNG GIAO KHÔNG ĐỒNG ĐỀU:
người nhiều, người ít. Cụ thể: người 5 nén, người 2 nén, người 1 nén. Sự không đồng đều này, chứng tỏ ông chủ là người đi sâu đi sát, ông rất am hiểu khả năng mỗi người.
Có người cho đó là KHÔNG CỒNG BẰNG. Nhưng suy cho cùng: ÔNG RẤT CÔNG BẰNG – CÔNG BẰNG THEO KHẢ NĂNG.
Vì nếu một người yếu kém mà ông giao nhiều, ông sẽ làm hại họ, và người nhiều khả năng mà lại giao ít, chứng tỏ ông khinh thường họ.
Trong xã hội bao giờ cũng có sự chênh lệnh không đồng đều giữa con người với nhau, Người trổi vượt mặt này, người trổi vượt mặt khác. Sự không đồng đều này không quan trọng cho bằng khả năng mà ta có được, có giúp ích cho Giáo hội, xã hội hay người khác không.
Có người rất giỏi như tiến sĩ này, thạc sĩ nọ nhưng lại không ích lợi cho ai chỉ vì họ lo thủ đắc cho riêng mình. Trái lại có người rất bình thường, có khi còn yếu kém nữa, nhưng lại tỏ ra hữu ích cho công đoàn khi họ đem hết sự nhiệt tình để cống hiến.
Đó là chưa kể đến loại Tiến sĩ “Giấy”, tiến sĩ chỉ có trên giấy, tiến sĩ được mua bằng tiền, như thực trạng xã hội Việt Nam hôm nay. Thử hỏi trong 24.000 tiến sĩ hiện có, thì có mấy người là Tiến sĩ thật sự. Chả trách xã hội Việt Nam cứ tàn lụi và nát bét. Cứ sai đi sai lại, sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó.
+ VẤN ĐỀ THỨ HAI: KHÔNG HỀ CÓ SỰ PHÂN BÌ GIỮA CÁC ĐẦY TỚ.
Họ không so đo tính toán vì họ một lòng yêu mến chủ và chỉ muốn làm tốt việc chủ giao thôi. Matthêu không hề nói gì phản ứng của các đầy tớ. Như vậy họ đã bằng lòng với số nén bạc họ nhận được.
Công việc của họ bây giờ là phải tìm ra phương án làm sinh lợi cho chủ, chứ không phải ngồi so đo tính toán.
“ĐOẠN ÔNG RA ĐI”.
Sau khi giao xong việc mà không có bất cứ thắc mắc, ông chủ yên tâm ra đi. Bây giờ là lúc chủ vắng mặt để các đầy tớ tự do phát huy sáng kiến của mình mà ông không muốn can dự vào.
Đó cũng là lúc Thiên Chúa vắng mặt trong thế giới này mà nhiều người không có niềm tin cho rằng Thiên Chúa vắng mặt, Thiên Chúa ngủ quên hay gay gắt hơn: Thiên Chúa đã chết, không có Thiên Chúa.
Thiên Chúa vắng mặt để cho sự ác và cả sự thiện tự do vùng vẫy, để cho người ác có cơ hội thắng thế, và người công chính có cơ hội cọ xát đức tin của mình.
B/. HỒI THỨ HAI:
“NGƯỜI LÃNH NĂM NÉN BẠC, RA ĐI VÀ DÙNG TIỀN ẤY BUÔN BÁN LÀM LỢI ĐƯỢC NĂM NÉN KHÁC. CŨNG VẬY, NGƯỜI LÃNH HAI NÉN CŨNG LÀM LỢI RA HAI NÉN KHÁC. CÒN NGƯỜI LÃNH MỘT NÉN, THÌ ĐI ĐÀO LỖ CHÔN GIẤU TIỀN CỦA CHỦ MÌNH”.
“NGƯỜI LÃNH NĂM NÉN BẠC – NGƯỜI LÃNH HAI NÉN”.
Ở đây cần nhắc lại giá trị một nén bạc tính theo thời Chúa Giêsu.
Nén bạc có giá trị rất lớn, nó có giá trị tương đương với sáu ngàn ngày công lao động của các công nhân bậc trung. Nếu tính theo số năm: 1 năm = 365 ngày, thì một nén bạc tương đương với khoảng 20 năm lao động. Nó là cả một gia tài.
Như vậy, với 5 nén bạc, nó có giá trị = 20 x 5 = 100 năm lao động; 2 nén bạc = 40 năm lao động; 1 nén bạc = 20 năm lao động. Đó là những món tiền kếch sù.
Matthêu trình bày cho chúng ta các phương án sinh lợi của mỗi người:
+ Người 5 nén: đi buôn bán (phi thương bất phú) để sinh lợi 5 nén khác. =100%
+ Người 2 nén: không thấy nói dùng phương án gì, nhưng cũng sinh lợi được 2 nén khác. = 100%.
+ Người 2 nén: không thấy nói dùng phương án gì, nhưng cũng sinh lợi được 2 nén khác. = 100%.
Vấn đề ở đây không phải là những con số 5, 2, mà là 100%. Như vậy hai người đầy tớ này đã phát huy hết khả năng của mình.
“NGƯỜI LÃNH MỘT NÉN”
+ Còn người lãnh 1 nén: Vì lười biếng, ỷ nại vào chủ nên đã đi chôn nén bạc của mình = 0%.
Có thể người này nghĩ rằng, dù mình không làm lợi cho chủ, nhưng mình không làm thiệt hại cho chủ, vì nén bạc chủ giao vẫn còn đó. Nhưng anh ta đã lầm, anh đã làm hại cho chủ rất nhiều, vì theo nguyên tắc:
ĐỒNG TIỀN KHÔNG SINH LỢI, SẼ LÀ ĐỒNG TIỀN CHẾT.
Như vậy từ 1 nén bạc của chủ, đồng tiền sống, nay chỉ vì lười biếng, anh ta đã biến nó thành đồng tiền chết. Vậy không làm thiệt hại cho chủ thì là gì?
C/. HỒI THỨ BA – HỒI KẾT:
“SAU MỘT THỜI GIAN LÂU DÀI, ÔNG CHỦ CÁC ĐẦY TỚ TRỞ VỀ VÀ ĐÒI HỌ TÍNH SỔ.
Thời gian ông chủ vắng mặt không biết bao lâu, nhưng Matthêu sử dụng cụm từ: “SAU MỘT THỜI GIAN LÂU DÀI”.
Thời gian đó đủ dài cho các đầy tớ có dư thời gian phát huy hết khả năng của mình, nhưng lại quá ngắn đối với kẻ lười biếng, họ không kịp trở tay khi chủ về.
Đó cũng là giờ Chúa đến với mỗi người trong giờ sau hết, giờ chết. Nhưng dù dài hay ngắn, lâu hay mau thì chắc chắn ông chủ cũng phải trở về, có nghĩa Chúa sẽ đến với mỗi người vào giờ sau cùng. Ai cũng phải chết.
Bây giờ là lúc ông chủ đòi các đầy tớ tính sổ. Đó là CUỘC PHÁN XÉT RIÊNG.
Như vậy trong Chương 25 của Phúc âm Matthêu. Matthêu đã trình bày cho chúng ta cả hai cuộc phán xét: CUỘC PHÁN XÉT RIÊNG – CUỘC PHÁN XÉT CHUNG.
Theo suy nghĩ của con người: Nếu chỉ có phán xét chung thì làm sao có thể phân định rõ từng người, ắt có sự nhầm lẫn thì với cuộc phán xét riêng này, ta có thể khẳng định: Thiên Chúa không bỏ sót bất kỳ người nào, bỏ sót bất kỳ cố gắng nào cho dù đó là những cố gắng nhỏ nhặt nhất.
VẬY NGƯỜI LÃNH NĂM NÉN BẠC ĐẾN, MANG THEO NĂM NÉN KHÁC MÀ NÓI RẰNG: ‘THƯA ÔNG, ÔNG ĐÃ TRAO CHO TÔI NĂM NÉN BẠC, ĐÂY TÔI LÀM LỢI ĐƯỢC NĂM NÉN KHÁC’. ÔNG CHỦ BẢO NGƯỜI ẤY RẰNG: ‘HỠI ĐẦY TỚ TỐT LÀNH VÀ TRUNG TÍN, VÌ NGƯƠI ĐÃ TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ, TA SẼ ĐẶT NGƯƠI LÀM NHỮNG VIỆC LỚN, NGƯƠI HÃY VÀO HƯỞNG SỰ VUI MỪNG CỦA CHỦ NGƯƠI’.
NGƯỜI ĐÃ LÃNH HAI NÉN BẠC CŨNG ĐẾN VÀ NÓI: ‘THƯA ÔNG, ÔNG ĐÃ TRAO CHO TÔI HAI NÉN BẠC, ĐÂY TÔI ĐÃ LÀM LỢI ĐƯỢC HAI NÉN KHÁC’. ÔNG CHỦ BẢO NGƯỜI ẤY RẰNG: ‘HỠI ĐẦY TỚ TỐT LÀNH VÀ TRUNG TÍN, VÌ NGƯƠI ĐÃ TRUNG TÍN TRONG VIỆC NHỎ, TA SẼ ĐẶT NGƯƠI LÀM NHỮNG VIỆC LỚN, NGƯƠI HÃY VÀO HƯỞNG SỰ VUI MỪNG CỦA CHỦ NGƯƠI’.
“’HỠI ĐẦY TỚ TỐT LÀNH VÀ TRUNG TÍN”.
Số phận của 2 người đầy tớ trung thành (5 nén, 2 nén) được xét xử trước nhất. Ông chủ đã khen 2 người đầy tớ này cùng một cụm tù: “’HỠI ĐẦY TỚ TỐT LÀNH VÀ TRUNG TÍN”.
Họ trung tín vì đã hoàn thành việc chủ giao ngay cả khi chủ vắng mặt. Họ tốt lành vì luôn yêu mến chủ, làm mọi sự vì lòng mến đó.
Tại sao ông chủ không hỏi, họ đã làm gì để sinh ra những nén bạc ấy?
Ông không cần hỏi, vì cái kết quả đã nói lên tất cả. Ông muốn tôn trọng tự do, sáng kiến riêng của họ, ông không muốn tò mò hay thắc mắc, vì khi ông tôn trọng tự do, họ sẽ thoải mái trong cách làm việc của mình và mới sinh ra sáng tạo.
Người ta chỉ sáng tạo khi được tự do, không bị ép phải theo khuôn mẫu nào.
Thiên Chúa cũng tôn trọng tự do của ta, Chúa không nói ta phải làm thế này hay thế khác để phát huy khả năng Ngài ban.
Mỗi người tùy theo hoàn cảnh mà chọn lấy con đường phát triển đặc thù cho riêng mình. Cũng giống như, khi người con có năng khiếu khoa học mà ông bố bắt nó phải đi con đường kinh doanh giống ông, đó là lúc ông làm thui chột khả năng của nó.
“TA SẼ ĐẶT NGƯƠI LÀM NHỮNG VIỆC LỚN, NGƯƠI HÃY VÀO HƯỞNG SỰ VUI MỪNG CỦA CHỦ NGƯƠI’”.
Lòng trung tín của họ đã được trui rèn, thử thách trong những việc nhỏ để họ trưởng thành thực sự đủ sức gánh vác những việc lớn mà chủ sẽ giao cho họ.
Tại sao ông chủ lại nói, đây là việc nhỏ?
Ta nên nhớ: chỉ cần một nén bạc thôi cũng đủ là gia tài của một người, ở đây không những một nén mà đến hai nén, năm nén. Vậy đâu phải nhỏ.
Quan niệm lớn nhỏ đối với con người, khác với quan niệm lớn nhỏ của Thiên Chúa.
Đối với người đầy tớ, đây là việc lớn, nhưng đối với ông chủ thì đây là việc nhỏ, vì đối với ông: 5, 2 nén chẳng là gì, vì gia tài của ông còn gấp nhiều lần con số đó.
Nhưng điểm đáng nói ở đây, vì họ đã trung tín trong việc nhỏ, ông sẽ đặt họ làm những việc lớn.
“Việc lớn” có ý ám chỉ rằng, họ sẽ không còn là đầy tớ nữa, họ sẽ được dự vào bữa tiệc Nước trời, có nghĩa “NGƯƠI HÃY VÀO HƯỞNG SỰ VUI MỪNG CỦA CHỦ NGƯƠI”.
Như vậy, họ sẽ là những người thân tín của ông, là những viên quản lý mới. Ông sẽ đặt họ coi sóc gia tài của ông. Đây là phần thưởng lớn nhất mà người đầy tớ có được.
“CÒN NGƯỜI LÃNH MỘT NÉN BẠC ĐẾN VÀ NÓI: ‘THƯA ÔNG, TÔI BIẾT ÔNG LÀ NGƯỜI KEO KIỆT, GẶT CHỖ KHÔNG GIEO VÀ THU NƠI KHÔNG PHÁT, NÊN TÔI KHIẾP SỢ ĐI CHÔN GIẤU NÉN BẠC CỦA ÔNG DƯỚI ĐẤT. ĐÂY CỦA ÔNG, XIN TRẢ LẠI ÔNG”.
Đến phiên người lãnh 1 nén đến. Anh ta đã đưa ra lý do để biện minh cho sự lười biếng của mình. Anh ta nại đến sự keo kiệt của chủ: “TÔI BIẾT ÔNG LÀ NGƯỜI KEO KIỆT, GẶT CHỖ KHÔNG GIEO VÀ THU NƠI KHÔNG PHÁT.
Và đấy là lý do anh ta chôn nén bạc.
Nếu ông chủ là người gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát, thì anh ta đã làm đúng ý chủ là không gieo không phát, có nghĩa chôn nén bạc xuống đất để nó không sinh lợi, vì chôn = không gieo, không phải đổ mồ hôi sôi nước mắt vì nó
Nhưng cái lý lẽ anh ta đưa ra chỉ là nguỵ biện, quanh co, vì cho dù ông chủ có gặt chỗ không gieo và thu nơi không phát, thì đó không phải lý do để anh lười biếng, vì anh ăn lương của chủ, anh phải làm theo ý chủ, và anh được trả lương xứng với công lao của mình. Như vậy, không có lý do gì để anh bào chữa cho sự lười biếng của mình.
ÔNG CHỦ TRẢ LỜI NGƯỜI ẤY RẰNG: “HỠI ĐẦY TỚ HƯ THÂN VÀ BIẾNG NHÁC, NGƯƠI ĐÃ BIẾT TA GẶT CHỖ KHÔNG GIEO, THU NƠI KHÔNG PHÁT: VẬY LẼ RA NGƯƠI PHẢI GIAO BẠC CỦA TA CHO NGƯỜI ĐỔI TIỀN, VÀ KHI TA TRỞ VỀ, TA SẼ THU CẢ VỐN LẪN LỜI.
Ông chủ đã bẻ gãy lập luận của tên đầy tớ biếng nhác, ông dùng chính lập luận của hắn để bắt tội hắn.
Nếu biết ông chủ là người gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát, thì ít ra anh ta phải giao nén bạc đó cho người đổi tiền (ngày nay ta có thể hiểu là ngân hàng) để mượn tay người khác làm sinh lợi cho mình. Ngân hàng sẽ cho người khác vay lại để kiếm lời chênh lệch, còn người gửi tiền vẫn có tiền lời của mình.
Làm như vậy, anh ta sẽ đưa đồng tiền vào sinh hoạt, nó không còn là đồng tiền chết. Như vậy anh không cần phải mất công gieo, mất công phát mà vẫn có lời.
BỞI THẾ. CÁC NGƯƠI HÃY LẤY NÉN BẠC LẠI MÀ TRAO CHO NGƯỜI CÓ MƯỜI NÉN. VÌ NGƯỜI CÓ SẼ CHO THÊM VÀ SẼ ĐƯỢC DƯ DẬT, CÒN KẺ CHẲNG CÓ, THÌ VẬT GÌ COI NHƯ CỦA NÓ, CŨNG LẤY ĐI. CÒN TÊN ĐẦY TỚ VÔ DỤNG, CÁC NGƯƠI HÃY NÉM NÓ RA NGOÀI VÀO NƠI TỐI TĂM, Ở ĐÓ SẼ PHẢI KHÓC LÓC, NGHIẾN RĂNG”.
“NGƯỜI CÓ SẼ CHO THÊM VÀ SẼ ĐƯỢC DƯ DẬT, CÒN KẺ CHẲNG CÓ, THÌ VẬT GÌ COI NHƯ CỦA NÓ, CŨNG LẤY ĐI”
Điều này có nghĩa, khi ta biết tập luyện, trau giồi khả năng Chúa ban, khả năng đó sẽ phát triển thêm lên.
Điều này không những đúng trong các tri thức của con người, mà còn đúng trên phương diện tâm linh.
Nếu đức tin của ta được củng cố qua việc học hỏi kinh thánh, qua các việc tham dự các bí tích, qua những gian nan đau khổ của đời người, đức tin của ta ngày càng lớn mạnh: “VÌ NGƯỜI CÓ SẼ CHO THÊM VÀ SẼ ĐƯỢC DƯ DẬT.
Còn không chịu phát huy khả năng Chúa ban, khả năng đó sẽ bị thui chột và biến mất: “CÒN KẺ CHẲNG CÓ, THÌ VẬT GÌ COI NHƯ CỦA NÓ, CŨNG LẤY ĐI”.
CÒN TÊN ĐẦY TỚ VÔ DỤNG, CÁC NGƯƠI HÃY NÉM NÓ RA NGOÀI VÀO NƠI TỐI TĂM, Ở ĐÓ SẼ PHẢI KHÓC LÓC, NGHIẾN RĂNG”.
Đó là số phận của tên đầy tớ biếng nhác, thích sống với một cuộc sống hưởng thụ và dễ dãi mà không biết cố gắng vươn lên.
Số phận của tên đầy tớ đó, theo Matthêu mô tả: “NÉM NÓ RA NGOÀI VÀO NƠI TỐI TĂM, Ở ĐÓ SẼ PHẢI KHÓC LÓC, NGHIẾN RĂNG”, ý ám chỉ Hoả ngục.
Lạy Chúa, dù con chỉ nhận được một nén bạc, xin cho con biết quí trọng nén bạc Chúa trao và luôn kiên trì làm việc, để sinh lợi nhiều hoa trái cho Nước Chúa.
Amen.
____________________
Giuse Nguyễn Viết Tâm.
____________________
Giuse Nguyễn Viết Tâm.
Nguồn: http://giaoxutanviet.com/loi-chua-thu-bay-tuan-xxi-thuong-nien-nam-le-0292017-mt-25-14-30-du-ngon-nhung-yen-bac-canh-chung-luan-theo-quan-diem-mattheu-bai-3/
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Kính chúc mọi người:
Thứ Bảy cuối tuần 2.9.2017
An Vui + Mạnh Khỏe + Hạnh Phúc
P. Mai Tự Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét