" Nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1, 4-5)
3/29/2017 9:21:13 PM
Với Chúa nhật của Niềm Vui (Lætare) vừa qua, màu hồng Phụng Vụ của Giáo hội là màu của bình minh, hé mở ánh sáng huy hoàng của Đại Lễ Phục Sinh sắp tới. Dù còn hai tuần nữa, nhưng niềm vui ấy đã ló rạng trong các bài đọc Chúa nhật hôm nay, tuy không nói về sự sống lại của Chúa Giêsu vì đó là điều tất yếu, nhưng nói về sự phục sinh của chúng ta, chính Chúa Kitô ban cho chúng ta : trỗi dậy từ trong cõi chết.
Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu
Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi : bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.
Phục sinh Lagiarô báo trước cái chết của Chúa Giêsu
Sự kiện Lagiarô sống lại như một bi kịch giữa Sự Sống và Sự Chết, giữa Đấng được Chúa Cha sai đến là Đức Giêsu Kitô, Chúa của Sự Sống, và thủ lãnh sự chết tiềm ẩn nơi : bệnh tật, cái chết của Lagiarô, cũng như các âm mưu chống lại Chúa Giêsu.
Ngay từ đầu, Chúa Giêsu cho thấy những thử thách về bệnh tật của bạn mình, cũng như cái được cái mất trong cuộc thương khó của Ngài : "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa " (Ga 11, 4). Chúa Giêsu biết rõ, Lagiarô chết và việc của Ngài nên nói với các môn đệ : " Lagiarô đã chết " ( Ga 11, 14). Nhưng Ngài sẽ cho sống lại, vì "sáng danh Thiên Chúa " ( Ga 11, 4).
Đây là phép lạ thứ bẩy và cuối cùng thu hút sự chú ý nhất của dân chúng vào Chúa Giêsu trước khi Ngài bị bắt. Khi loan báo cho các môn đệ biết về ý muốn trở lại Giuđêa của Chúa Giêsu để gặp Lagiarô đã chết, các ông hết sức ngạc nhiên và lo lắng nên nói: "Thưa Thầy, mới đây người Do thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư ? "(Ga 11, 8). Quả thật, các nhà lãnh đạo Do thái đã để mất Chúa Giêsu vào dịp này : " Bởi vậy từ ngày đó, họ quyết định giết Người " (Ga 11, 53 ). Nhưng phản ứng của Chúa Giêsu là : " Lagiarô đã chết, chúng ta hãy đi với anh ta" (Ga 11, 15), Ngài sẽ đánh bại sự chết, cứu con người khỏi chết và ban cho sự sống.
Niềm hy vọng của chúng ta
Trọng tâm của Tin Mừng hôm nay là câu : " Ta là sự sống và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ "(Ga 11, 25-26). Nếu chúng ta đặt niềm tin vào Chúa Giêsu, Chúa Cha " Đấng đặt Thánh Thần của Ngài trong chúng ta, và chúng ta đang sống " sự sống của Người (Ez 1, 13) thì chúng ta sẽ được Thiên Chúa cho sống lại ngày sau hết.
Chúa cho Lagiarô sống lại như Ngài đã làm cho con gái ông Giairô, con trai của bà góa thành Naim trở lại sự sống tự nhiên lần thứ hai trong một thời gian ngắn. Trái lại, "Ðức Kitô sống lại từ cõi chết, không còn chết nữa, sự chết không còn bá chủ được Ngài nữa" (Rm 6, 9) vì Ngài sống sự sống của Thánh Thần Thiên Chúa. Nhưng "nếu Thánh Thần của Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại ở trong anh em, thì Đấng đã làm cho Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại cũng cho xác phàm hay chết của anh em được sống, nhờ Thánh Thần Người ngự trong anh em" (Rm 8,11). Sao chúng ta không thể hy vọng được.
Phần lớn chúng ta mong đợi trở lại cuộc sống tự nhiên. Chắc chắn chúng ta sẽ chết, bởi vì " thân xác chúng ta đã chết vì tội lỗi " (Rm 8, 10) nhưng " nếu Đức Kitô ở trong chúng ta" và chúng ta ở trong Ngài với đức tin sống động, thì linh hồn chúng ta sẽ sống bằng sự sống của Thiên Chúa và được tham dự vào sự bất tử của Ngài. Hơn nữa : chúng ta tin vào phép rửa " Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng làm một với Ngài trong sự chết, ngõ hầu như Ðức Kitô, nhờ bởi vinh quang của Cha, mà được sống lại từ cõi chết, thì cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới ". (Rm 6, 4).
Thật là đại tin mừng : " Nơi Ngài là sự Sống, và sự Sống là sự Sáng cho nhân loại. Và sự sáng rạng trong tối tăm, và tối tăm đã không tiêu diệt được sự sáng" ( Ga 1, 4-5). Nếu như tác giả Tin Mừng đã hai lần thuật lại điều Martha và Maria than với Chúa về đau khổ của hai bà : "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết", há không phải muốn nhấn mạnh rằng, từ nay, tiếng khóc không còn nữa đó sao? Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi : " Đã an táng Lagiarô ở đâu? " Nước mắt Chúa như mưa, Lagiarô như hạt giống, và ngôi mộ như một thửa đất. Chúa Giêsu hô lớn tiếng, tiếng Ngài làm cho sự chết run sợ, Lagiarô đã bung lên như hạt giống, anh bước ra khỏi mồ và tôn thờ Đấng đã cho anh sống lại.
Mãnh lực của sự chết đã thống trị Lagiarô bốn ngày. Chúa Giêsu đã đánh bại sự chết ngày thứ ba, đúng như lời Ngài đã hứa rằng, Ngài sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chết (x. Mt 16, 21).
" Hãy đẩy tảng đá ra " (11, 39). Cái gì vậy, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, nay không thể mở cửa mồ hay phán một lời để di chuyển tảng đá đóng cửa mồ hay sao ? Chắc chắn, Ngài có thế khiến tảng đá lăn ra khỏi mồ bằng lời Ngài phán, khi Ngài bị treo trên thập giá, Ngài đã từng chẻ đôi tảng đá và mở tung các cửa mồ (Mt 27,51-52 ).
" Hãy cởi ra cho anh ấy đi "(11, 44). Chúa bảo người chung quanh cởi cho anh để họ nhận ra chính anh là người họ đã bọc vào trong khăn an táng, thân xác đã phân hủy, nay sống lại nhờ quyền năng Chúa.
Hình ảnh báo trước và là lời hứa phục sinh cho các dự tòng
Là người thật, Ðức Kitô đã khóc Lagiarô, bạn hữu Người; là Thiên Chúa hằng sống, Người đã truyền cho Lagiarô sống lại ra khỏi mồ. (Kinh Tiền Tụng ). Hôm nay Chúa cũng tuyên bố : " Ta là sự sống lại và là sự sống" và hỏi "Con có tin điều đó không?" Cùng với Martha chị của Lagiarô các anh chị em dự tòng thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Ðấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian” (Ga 11,). Chúa phục sinh Lagiarô là hình ảnh báo trước sự phục sinh cho các dự tòng là những người mong đợi trong Đêm Vọng Phục Sinh. Khi dìm mình trong nước nước Rửa tội, người dự tòng được giải thoát khỏi sự chết và sống lại với Chúa Kitô. Sự sống lại này, như lời tiên tri Êgiêkiêl : "Ta sẽ mở cửa mồ cho các người, Ta sẽ kéo các người ra khỏi mồ " (Ez 37, 12-14). "Ta đặt thần khí ta vào tâm hồn anh em " (Ez 37, 6) : nhờ Phép Rửa tội, Thần Khí Đức Kitô ngự vào trong chúng ta (Rm 8, 8-11), Thần Khí kết hợp người chịu phép rửa trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con ; khi đón nhận, chúng ta được tham dự vào tình yêu này của Ba Ngôi Thiên Chúa. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
------------------------
Nguồn: http://conggiao.info/chua-kito-la-su-song-lai-va-la-su-song-d-40944
-----------------------
CẦU NGUYỆN:
“Lạy Chúa Giê-su,
xưa Chúa có người bạn thân là La-da-rô,
Chúa cũng coi các môn đệ là bạn hữu.
Tạ ơn Chúa đã cho con những người bạn
để nâng đỡ con trên đường đời.
Dù chúng con có nhiều điểm khác biệt,
nhưng xin hiệp nhất chúng con trong tình yêu.
Xin cho chúng con biết
yêu thương nhau thật tình,
chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui,
nâng nhau dậy khi vấp ngã,
phấn khởi trước những thành công,
khích lệ trước một cố gắng nhỏ,
và nhất là thẳng thắn góp ý cho nhau,
để cùng nhau tiến bộ.
Lạy Chúa, xin mở rộng vòng tay con,
để có thể đón nhận những người bạn mới.
Xin cho con đừng trở nên nghèo nàn
vì chỉ muốn làm bạn với ai giống con.
Xin dạy con biết thế nào là gặp gỡ.
Gặp gỡ không phải chỉ là quảng đại cho đi,
mà còn là khiêm nhường nhận lãnh.
Gặp gỡ không chỉ là tâm sự về mình,
mà còn là lắng nghe người khác.
Gặp gỡ không phải chỉ là phân phát sự giàu có của mình,
mà còn là nhìn nhận và đón nhận
sự phong phú của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su,
xin cho chúng con trở nên bạn của Ngài,
nhờ đó, chúng con mãi mãi
là bạn thân của nhau. A-men.”
xưa Chúa có người bạn thân là La-da-rô,
Chúa cũng coi các môn đệ là bạn hữu.
Tạ ơn Chúa đã cho con những người bạn
để nâng đỡ con trên đường đời.
Dù chúng con có nhiều điểm khác biệt,
nhưng xin hiệp nhất chúng con trong tình yêu.
Xin cho chúng con biết
yêu thương nhau thật tình,
chia sẻ cho nhau mọi nỗi buồn vui,
nâng nhau dậy khi vấp ngã,
phấn khởi trước những thành công,
khích lệ trước một cố gắng nhỏ,
và nhất là thẳng thắn góp ý cho nhau,
để cùng nhau tiến bộ.
Lạy Chúa, xin mở rộng vòng tay con,
để có thể đón nhận những người bạn mới.
Xin cho con đừng trở nên nghèo nàn
vì chỉ muốn làm bạn với ai giống con.
Xin dạy con biết thế nào là gặp gỡ.
Gặp gỡ không phải chỉ là quảng đại cho đi,
mà còn là khiêm nhường nhận lãnh.
Gặp gỡ không chỉ là tâm sự về mình,
mà còn là lắng nghe người khác.
Gặp gỡ không phải chỉ là phân phát sự giàu có của mình,
mà còn là nhìn nhận và đón nhận
sự phong phú của tha nhân.
Lạy Chúa Giê-su,
xin cho chúng con trở nên bạn của Ngài,
nhờ đó, chúng con mãi mãi
là bạn thân của nhau. A-men.”
(Trích RABBOUNI, lời nguyện 115)
Chúa Nhật V Mùa Chay A 02.4.2017
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét