Dấu
chỉ thành Naim – André
Sève
Trích dẫn
từ ‘Tin Mừng
Chúa Nhật’ Luca 7, 11-17
Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói:" Bà đừng khóc nữa" (Lc.7, 13)
Chúng ta đang đứng trước một mạc khải lớn của Tin Mừng được viết ra do thánh Luca: lòng thương
của Chúa chỉ có một câu ngắn trong đó từ ‘thương xót’ nói lên tất
cả: “Vừa thấy bà, Chúa liền động lòng thương: bà đừng khóc nữa!”
“Vừa thấy bà”. Khi Chúa Giêsu nhìn thì chính Thiên Chúa nhìn. Chúng ta chỉ hiểu được Tin Mừng ngày nào mà chúng ta nhận
rõ được điều này: Chúa Giêsu là cái
nhìn phàm nhân của Thiên Chúa. Qua Chúa
Giêsu, Thiên Chúa nói với chúng ta Ngài nhìn chúng
ta như thế nào. Điều này không được
mạc khải cho chúng ta qua các triết
gia, qua các thần học gia cũng như qua các nhà thần
bí mà là qua phản ứng của Chúa Giêsu: vào một ngày nọ, tại cổng thành Naim, Ngài đã thấy một góa phụ đi bên quan tài của đứa con trai độc
nhất.
Luca nói: “Chúa Giêsu động
lòng thương”. Đây là lời nói có sức mạnh mạc khải mà tất cả các nhà chú giải đều nhấn mạnh đến. Lời đó có nghĩa là: bối rối, thương xót. Trong Tin Mừng
lời này chỉ được dùng để nói Tình Yêu Thiên Chúa đối
với con người mà thôi. Chúa Giêsu “thương xót” đám đông, những người bệnh tật; người cha của đứa con hoang đàng (nghĩa là Thiên Chúa) “động lòng thương” khi thấy lại con trai của mình. Chúng ta có nghĩ rằng
Thiên Chúa nhạo báng chúng ta khi làm
cho chúng ta nghĩ rằng Ngài động lòng thương hay không?
Ở đây Ngài chứng tỏ điều đó: Chúa Giêsu bị động lòng do một
trong những nỗi bất hạnh lớn nhất trên trái đất
chúng ta. Chính Thiên Chúa là Đấng
cảm nghiệm sự đau khổ của con người, trong khi không thể chịu đựng được đau khổ hơn chúng ta: “Bà đừng
khóc nữa”. Đây là một lòng thương xót có hiệu quả.
Bằng một lời nói, với sự giản đơn của quyền năng toàn vẹn,
Ngài làm cho sống lại: “Hãy trỗi dậy!” Một cử chỉ tế nhị kết thúc việc chứng minh cho chúng ta biết
Ngài là Thiên Chúa: “Ngài trao nó lại cho mẹ nó!”. Ngài không trả lại con cho tôi…
Ngài không trả lại cô vợ ba mươi tuổi của tôi… Ngài không trả lại vị Linh mục trẻ mà chúng tôi cầu
nguyện cho rất nhiều.
Đây vẫn
luôn luôn là bí ẩn đó và sự
hiểu lầm đó. Không phải Chúa Giêsu đã đến
và đang đến để sửa chữa đau khổ ở đây hoặc ở kia, Ngài đến để sửa chữa tất cả. Việc cậu con trai thành Naim sống
lại vừa là một cử chỉ thương yêu mãnh liệt,
vừa là dấu hiệu của một lòng thương xót vô cùng mãnh liệt:
Thiên Chúa hành động vì sự cứu độ thế giới và vì cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta. Chúng ta sẽ đau khổ biết bao nếu đứng trước mỗi cái chết, chúng ta nghĩ: hết rồi, tất cả đều chấm dứt.
Chắc chắn bà mẹ thấy con mình sống lại thì hết sức hạnh phúc. Còn đám đông thấy điều khác, đó là “Thiên Chúa đã viếng
thăm dân Ngài”. Chúng ta, những người đang đọc Tin Mừng, chúng ta phải –thậm chí đang ở trong nỗi đau khổ lớn lao- để cho dấu chỉ của thành Naim mở lòng của chúng ta ra cho toàn bộ thực tế mầu nhiệm của việc Chúa đến viếng thăm.
Lòng thương xót của Chúa Giêsu cho chúng ta
biết rằng chúng ta được
yêu thương. Nhờ Ngài, Thiên Chúa làm một
chuyến viếng thăm không thể tưởng tượng được: đích thân đến
thăm chúng ta, cứu chuộc và sống lại theo những điều kiện trên trái đất này.
Vâng, nhưng ở đây trí khôn của chúng ta chựng lại: công việc cứu chuộc dẫn đưa Chúa Giêsu đến
thập giá, công việc này để cho các bậc cha mẹ bị tan nát cõi lòng mãi mãi, cho đến tận thế, rồi những bạo lực và ích kỷ, làm sao hiểu được công việc cứu chuộc? Đâu là những biện pháp và cái nhìn của Thiên Chúa? Chúng ta muốn
ít ra là Ngài giải thích công việc đó cho chúng ta.
Chúa làm điều đó, điều mà chúng ta gọi là Mạc Khải, nghĩa là tất
cả những điều mà Thiên Chúa đã đặt
dần dần trong tầm hiểu biết, và tấm lòng của chúng ta qua Thánh Kinh:
quan điểm của Ngài, công cuộc sáng tạo và ơn cứu độ của Ngài, sự nhẫn nại và tình yêu của
Ngài, Tình Yêu của Chúa! Tình yêu này sẽ luôn luôn vượt
lên, bằng chiều rộng và chiều sâu trên điều mà chúng ta có thể
hiểu được.
Không cấm việc đặt câu hỏi với Chúa. Đây cũng là một
cách để yêu mến người Cha, tất cả các bậc cha mẹ đều biết điều này. Nhưng đây phải là cuộc đối thoại của một con người đặt câu hỏi với Thiên Chúa trong khi biết
rằng con người sẽ nhận được những câu trả lời mà một con người có thể nắm và chuyển tải.
- Lạy Chúa, sau những
gì đè bẹp chúng con vào lúc này,
làm sao có thể nghĩ rằng Ngài yêu thương
chúng con? Ngài đã để cho xảy ra, Ngài ở
xa, Ngài im lặng.
- Ta không ở xa đâu. Ta đã đến tận thành Naim. Ta không im lặng
đâu. Khi Ta nói:
“Hãy trỗi dậy!” Ở Naim, thì đó là Ta nói với tất cả những người bị đè bẹp, với tất cả những người chết. Cho đến tận cùng, một con người vẫn có thể trỗi dậy, và một ngày nào đó tất
cả mọi người sẽ trỗi dậy.
Trích Bài suy niệm Chúa Nhật của André Sève
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
Đáp Ca CN X TN C: Thánh Vịnh 29
Hãy Tạ Ơn Chúa - MTC & HMD
ĐÁP CA THÁNH VỊNH 29 - CN X TN / C 5.6.2016
Lạy Chúa Giêsu, con xin tín thác vào Chúa!
Jesus, I trust in You!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét