"Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người" ( Mc10, 44)
Chúa Nhật 29 Thường Niên Năm B
Ðầy Tớ Và Nô Lệ
X Lời Chúa: (Mc 10,35-45)
35 Khi ấy, hai người con ông Dêbêđê là Giacôbê và Gioan đến gần Ðức Giêsu và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây". 36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" 37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang". 38 Ðức Giêsu bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39 Các ông đáp: "Thưa được". Ðức Giêsu bảo: "Chén Thầy uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã dọn sẵn cho ai thì kẻ ấy được".
"Ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người" ( Mc10, 44)
41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Giacôbê và ông Gioan. 42 Ðức Giêsu gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền hành của mình. 43 Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người".
X Suy Niệm
Ghế tượng trưng cho địa vị, quyền lực và quyền lợi,
nên ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Ghế trưởng phòng, ghế giám đốc, ghế đại biểu...
Tất cả nỗ lực dồn vào việc có một ghế,
sau đó là giữ ghế, hay tìm cách lên ghế cao hơn.
nên ghế là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Ghế trưởng phòng, ghế giám đốc, ghế đại biểu...
Tất cả nỗ lực dồn vào việc có một ghế,
sau đó là giữ ghế, hay tìm cách lên ghế cao hơn.
Ngay cả những người đã bỏ mọi sự để theo Chúa
cũng bị ám ảnh bởi những chiếc ghế danh dự.
Chính lúc Ðức Giêsu nói đến cái chết gần kề của mình,
thì Gioan và Giacôbê lại xin được ngồi hai bên tả hữu.
Có vẻ họ không bắt được tần số của Thầy!
Thanh tẩy mình khỏi tội lỗi không khó lắm.
Nhưng thanh tẩy mình khỏi nhân đức và công trạng của mình
thì khó hơn bội phần.
Hai môn đệ đã từ bỏ những điều rất cao quý,
nhưng bây giờ lại muốn kiếm chút lợi lộc
từ chính sự từ bỏ và phục vụ của mình.
Họ dám lên tiếng đòi hỏi Ðức Giêsu:
"Chúng con muốn Thầy làm cho chúng con điều chúng con xin."
Thái độ bực tức của mười môn đệ còn lại
có thể bắt nguồn từ một sự ganh tỵ ngấm ngầm.
Nhiều môn đệ cũng ước mơ hai ghế tả hữu.
cũng bị ám ảnh bởi những chiếc ghế danh dự.
Chính lúc Ðức Giêsu nói đến cái chết gần kề của mình,
thì Gioan và Giacôbê lại xin được ngồi hai bên tả hữu.
Có vẻ họ không bắt được tần số của Thầy!
Thanh tẩy mình khỏi tội lỗi không khó lắm.
Nhưng thanh tẩy mình khỏi nhân đức và công trạng của mình
thì khó hơn bội phần.
Hai môn đệ đã từ bỏ những điều rất cao quý,
nhưng bây giờ lại muốn kiếm chút lợi lộc
từ chính sự từ bỏ và phục vụ của mình.
Họ dám lên tiếng đòi hỏi Ðức Giêsu:
"Chúng con muốn Thầy làm cho chúng con điều chúng con xin."
Thái độ bực tức của mười môn đệ còn lại
có thể bắt nguồn từ một sự ganh tỵ ngấm ngầm.
Nhiều môn đệ cũng ước mơ hai ghế tả hữu.
Ðức Giêsu kéo hai ông ra khỏi tham vọng và đam mê
để đưa họ trở về với thực tại gai góc sắp đến.
Họ muốn được chung phần với Ngài trong vinh quang,
nhưng liệu họ có dám chia phần với Ngài trong đau khổ?
Uống chung chén đắng Thầy sắp uống,
chịu chung phép Rửa Thầy sắp chịu
là chấp nhận bị dìm sâu xuống dòng nước khổ đau.
Thật ra được ngồi hai bên tả hữu Thầy trong vinh quang
đâu phải là phần thưởng để trả công cho người bền chí.
Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần thưởng rồi.
Chúng ta không giữ đạo để đòi một chỗ thật cao,
nhưng mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa.
để đưa họ trở về với thực tại gai góc sắp đến.
Họ muốn được chung phần với Ngài trong vinh quang,
nhưng liệu họ có dám chia phần với Ngài trong đau khổ?
Uống chung chén đắng Thầy sắp uống,
chịu chung phép Rửa Thầy sắp chịu
là chấp nhận bị dìm sâu xuống dòng nước khổ đau.
Thật ra được ngồi hai bên tả hữu Thầy trong vinh quang
đâu phải là phần thưởng để trả công cho người bền chí.
Trung tín theo Chúa đến cùng đã là phần thưởng rồi.
Chúng ta không giữ đạo để đòi một chỗ thật cao,
nhưng mong được ban một chỗ thật gần bên Chúa.
Người đứng đầu, người làm lớn, người có quyền
thường dễ có thái độ thống trị, áp đặt, hống hách.
Chức vụ và quyền lực trở thành phương tiện phục vụ bản thân.
Ðó là lối lãnh đạo dễ thấy nơi người đời.
Ðức Giêsu không chấp nhận chuyện đó nơi Hội Thánh:
"Nơi anh em thì không như vậy."
Ngài đề xướng một lối lãnh đạo mới.
Ai muốn làm lớn, làm đầu trong Hội Thánh
phải trở nên đầy tớ và nô lệ cho mọi người.
Ðức Giêsu mời chúng ta làm một cuộc cách mạng lớn,
không phải chỉ là đổi ngôi, mà là đổi lòng.
Tận diệt trong tim những tham vọng ăn trên ngồi trước.
Ðức Giêsu không ủng hộ một xã hội hay Giáo Hội vô tổ chức.
Nhưng Ngài coi lãnh đạo là khiêm nhường phục vụ.
thường dễ có thái độ thống trị, áp đặt, hống hách.
Chức vụ và quyền lực trở thành phương tiện phục vụ bản thân.
Ðó là lối lãnh đạo dễ thấy nơi người đời.
Ðức Giêsu không chấp nhận chuyện đó nơi Hội Thánh:
"Nơi anh em thì không như vậy."
Ngài đề xướng một lối lãnh đạo mới.
Ai muốn làm lớn, làm đầu trong Hội Thánh
phải trở nên đầy tớ và nô lệ cho mọi người.
Ðức Giêsu mời chúng ta làm một cuộc cách mạng lớn,
không phải chỉ là đổi ngôi, mà là đổi lòng.
Tận diệt trong tim những tham vọng ăn trên ngồi trước.
Ðức Giêsu không ủng hộ một xã hội hay Giáo Hội vô tổ chức.
Nhưng Ngài coi lãnh đạo là khiêm nhường phục vụ.
Phục vụ là động từ tóm kết toàn bộ đời Ðức Giêsu.
Ngài đến trần gian để phục vụ, sống như người phục vụ,
và chết như dấu chứng lớn nhất của phục vụ trong yêu thương.
Ngài đến trần gian để phục vụ, sống như người phục vụ,
và chết như dấu chứng lớn nhất của phục vụ trong yêu thương.
X Gợi Ý Chia Sẻ
Ðức Giêsu chết để chuộc ta khỏi cảnh nô lệ. Ngài tự nguyện trở nên nô lệ để giải phóng ta. Theo bạn, con người hôm nay vẫn nô lệ cho những điều gì? Ðâu là những hình thức nô lệ mới của thế kỷ 21?
"Lãnh đạo là phục vụ". Câu này khá quen thuộc với chúng ta. Bạn nghĩ sống khẩu hiệu này có khó không? Tại sao?
X Cầu Nguyện
Lạy Thầy Giêsu,
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Thầy không gọi chúng con là tôi tớ,
Thầy cũng không chỉ coi chúng con là môn đệ.
Thầy còn coi chúng con như bạn hữu của Thầy,
vì Thầy đã thổ lộ cho chúng con
những điều riêng tư thầm kín nhất
trong tương quan giữa Thầy với Cha.
Hơn nữa, sau phục sinh,
Thầy đã gọi các môn đệ là anh em.
Mặc nhiên Thầy tự nhận mình là Anh Trưởng
đứng đầu một đoàn em đông đúc.
Xin cho chúng con
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
luôn thi hành ý muốn của Cha
để trở nên những người em
cùng huyết nhục với Thầy.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy đã nâng chúng con lên
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.
làm môn đệ, làm bạn, làm anh em của Thầy.
Còn Thầy lại hạ mình xuống
phục vụ chúng con như người tôi tớ
rửa chân cho chúng con như một nô lệ
và chết thay cho chúng con trên thập giá.
Xin cho chúng con hiểu được tấm lòng của Thầy
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
và sống yêu thương mọi người như anh em. Amen.
Nguồn: Trích từ Tập Manna B của Lm. An Tôn Nguyễn Cao Siêu,SJ - http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/manna2/bmanna59.htm
----------------------------------------------
Khánh nhật Truyền giáo: Làm chứng
WGPSG -- “Anh em là chứng nhân của Thầy”. Hai tiếng chứng nhân ấy không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Chúa Giêsu trước khi về trời đã trao bài sai cho các môn đệ: “Anh em hãy ra đi khắp tứ phương thiên hạ, giảng dạy cho muôn dân và làm phép rửa cho họ”. Sứ điệp Lời Chúa ngày Khánh nhật Truyền giáo nhắc chúng ta về sứ mạng làm chứng cho Chúa bằng đời sống đức tin trong lòng xã hội hôm nay.
Chính Chúa Giêsu là nhà truyền giáo đầu tiên và Ngài đã mời gọi: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em”. Không chỉ có hàng Giáo phẩm, giáo sĩ mới có nhiệm vụ làm chứng nhưng mọi Kitô hữu đều có nghĩa vụ và bổn phận đó. Để có thể làm chứng, trước hết người tông đồ giáo dân cần phải có niềm tin tuyệt đối vào Đức Kitô như thánh Phaolô đã nói: “Tôi biết tôi đã tin vào Đấng nào” (2Tm 1,12).
Chính niềm tin vào Đức Giêsu Kitô Phục Sinh sẽ thúc đẩy người tông đồ mạnh dạn sống và loan báo Ngài cho người khác, như hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan đã mạnh dạn nói trước Thượng hội đồng khi bị cấm rao giảng về Đức Giêsu: “Những gì tai đã nghe, mắt đã thấy, chúng tôi không thể không nói ra” (Cv 4,20).
Trong Sứ điệp cho Ngày Thế giới Truyền giáo 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Mọi thành viên của Hội Thánh được kêu gọi rao giảng Tin Mừng bằng chứng tá đời sống của mình”. Và trong Tông huấn Niềm vui của Tin Mừng ngài cũng “mời mọi Kitô hữu ở khắp nơi, ngay từ lúc này, đi vào một cuộc gặp gỡ cá vị và mới mẻ với Đức Giêsu Kitô”. Gặp gỡ Đức Kitô nơi giáo lý và giáo huấn của Giáo hội, gặp gỡ Đức Kitô trong những giây phút lắng đọng tâm hồn để lắng nghe, học hỏi Lời Ngài… là những điều cần thiết cho hành trang người tông đồ giáo dân.
Sống chứng nhân bằng đức tin đòi hỏi người tông đồ phải có hoài bão, lí tưởng đem Lời Chúa đến cho mọi người. Luôn băn khoăn xao xuyến, thao thức dấn thân đế biến hoài bão, lí tưởng đó trở thành hiện thực. Trong thư thứ 1 gởi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô nhắn nhủ người tông đồ cần xác định việc “… Rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm…” (1Cr 9,16).
Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân của Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh đến sự góp phần của giáo dân vào công cuộc loan báo Tin Mừng bằng chứng tá của đời sống và bằng lời rao giảng: “Chính chứng tá của đời sống Kitô hữu và những việc lành được làm với tinh thần siêu nhiên có sức lôi kéo người ta đến đức tin và đến với Thiên Chúa, vì Chúa phán: Sự sáng của các con phải chiếu giãi trước mắt mọi người, để họ xem thấy việc lành các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời" (Mt 5,16).
Tuy nhiên, việc tông đồ này không chỉ ở tại việc làm chứng bằng đời sống. Người tông đồ đích thực còn tìm dịp loan truyền Chúa Kitô bằng lời nói hoặc cho người chưa tin để đưa họ đến đức tin, hoặc cho tín hữu để giáo huấn họ, củng cố và thúc đẩy họ sống sốt sắng hơn vì “tình yêu Chúa Kitô thôi thúc chúng ta" (2Cr 5,14) và trong lòng mọi người phải âm vang lời Thánh Tông Ðồ: "Thật khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm" (1Cr 9,16).
Sứ mạng làm chứng của chúng ta không được ngộ nhận như một nghề nghiệp để tìm vinh danh cho mình, muốn người ta chú ý đến việc tốt mình làm. Người Kitô hữu truyền giáo không phải để bám rễ, xí phần nơi truyền giáo. Nhưng phải từ bỏ mình với những lợi lộc, vinh hoa trần thế như lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô: “Ra đi từ vùng đất tiện nghi của mình, để đến với mọi vùng “ngoại vi” đang cần ánh sáng Tin Mừng”. Làm chứng bằng đời sống đức tin là luôn nhân danh Chúa, để Chúa lớn lên trong lòng mọi người bằng những tương quan bác ái.
Không phải ai cũng có thể truyền giáo bằng đời sống tương quan bác ái hoàn hảo. Chúa Giêsu đã Nhập Thể để kết nối tương quan tình thương của Thiên Chúa với tương quan bác ái cho con người. Để xây dựng tốt mối tương quan này, người tông đồ giáo dân phải luôn luôn ở trong Chúa. Nghĩa là chúng ta luôn ở trong lời cầu nguyện đơn sơ và hoàn toàn phó thác.
Chúa Giêsu không sai các môn đệ đi truyền bá lý thuyết hay những tư tưởng cao siêu, nhưng sai đi để làm chứng về những gì các ông đã thấy, đã nghe và đã tin. Người tông đồ giáo dân cũng được mời gọi làm chứng về những điều mình đã tin. Nhưng để trở thành một chứng nhân đích thực, cần phải có kinh nghiệm bản thân về những điều mình tin, và sống kinh nghiệm ấy trong con người của mình.
Một cô bé trước khi được phẫu thuật tim đã xin các bác sĩ trong ê-kíp giải phẫu cho mình được cầu nguyện cùng Thiên Chúa và dĩ nhiên đã được chấp thuận. Nhìn cô bé quỳ gối thành khẩn cầu nguyện với nét mặt ngây thơ tín thác, các bác sĩ đã xúc động. Cuộc phẫu thuật kéo dài hơn mấy tiếng đồng hồ và đã thành công.
Chúa nhật sau đó, vị bác sĩ trưởng bất ngờ đến thăm cô bé và nói: “Chú cám ơn con nhiều lắm! Thật ra chú cũng là người có đạo như con, nhưng chú không tuyên xưng được đức tin như con vì nhiều lẽ. Chú đã sống như một người vô đạo, không nhớ tới Chúa. Chính con đã làm thức tỉnh lòng chú khi thấy con là một cháu bé mà tuyên xưng đức tin mạnh mẽ như vậy”.
Sống đức tin đơn sơ phó thác như cô bé phải chăng là một chứng nhân của đời sống Kitô hữu chưa cần tới lời rao giảng? Gặp trường hợp phải tuyên xưng đức tin của mình, chúng ta có dám làm như cô bé dù chỉ là một dấu Thánh giá trên trán?
NGUỒN: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20151016/32475
Sưu tầm: P. Mai Tự Cường
CN 18/10/2015
MTC
---------------------------------
THÁNH CA: ĐƯỢC SAI ĐI của Lm. Thành Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét